Yếu tố “cổ, kỳ, mỹ, văn” trong nghệ thuật bonsai

Giới mê cây cảnh thường đặt ra 4 tiêu chí “cổ, kỳ, mỹ, văn” để đánh giá về nghệ thuật cây cảnh. Vậy những tiêu chí này là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những nghệ nhân trồng bonsai quan niệm, “cổ” là tuổi thọ của cây cảnh. Tuổi thọ của cây phải cao. Và người trồng cây cũng dành nhiều công sức, thời gian để chăm cây cảnh.

Kỳ - có thể hiểu theo 3 nghĩa, trước tiên là kỳ công: sự bỏ tâm sức của người chơi vào trong cách chăm sóc, uốn nắn tạo hình dáng, lá, thân, cành, rễ… từng yếu tố tạo nên một tổng thể hợp nhất; tiếp đến là kỳ lạ: là hình dáng khác biệt so với cây bình thường; cuối cùng là kỳ vị: chính là nhắc đến sự thú vị khi ngắm nhìn cây, cùng 1 cây cảnh nhưng mỗi người có thể nhìn ra một hình dáng khác nhau.

Mỹ - vẻ đẹp tổng thể từ rễ, thân, cành, lá, từng đường uốn, chậu, bệ hay bình trồng cây... Một bộ phận tuy không đạt về thẩm mỹ nhưng khi kết nối với tổng thể cây cảnh tạo nên nét đẹp thì vẫn mang yếu tố “mỹ”.

Văn - chính là ý nghĩa của tác phẩm. Bởi mỗi tác phẩm được tạo ra đều mang ý nghĩa và những giá trị nhân văn nhất định.

Tuy nhiên hiện nay, một cây cảnh được đánh giá có giá trị cao không nhất thiết phải hội tụ đủ 4 yếu tố này, có thể thiếu 1, 2 yếu tố và cần được bồi đắp qua thời gian. 4 yếu tố này được đánh giá ngang nhau, không có yếu tố nào là trọng yếu, tạo nên sự hài hòa tổng thể.

Trong triển lãm “Cây cảnh nghệ thuật đương đại” năm 2022 tại Hà Nội, giới mê cây đã được một phen mãn nhãn khi chiêm ngưỡng vô số các cây cảnh hội tụ đủ 4 yếu tố này. Tài năng của các nghệ nhân, sự kỳ công chăm sóc và kiến thức về cây cảnh bonsai của chủ nhân các tác phẩm này đã được đánh giá cao.

“Cổ, kỳ, mỹ, văn” trong nghệ thuật cây cảnh các nước

Là 2 cái nôi của nghệ thuật bonsai, tiêu chí “cổ, kỳ, mỹ, văn” của từng nước có sự khác biệt:

Nghệ thuật Bonsai Nhật Bản: Nhật Bản chú trọng 5 thế để tạo nên các yếu tố “cổ, kỳ, mỹ” đó là: Thẳng đứng, Thẳng dứng phóng khoáng, nghiêng, thác đổ và bán thác đổ, sau này hình thành thêm nhiều thế khác nhưng đây là 5 thế cơ bản nhất. Về yếu tố văn thì ở Nhật Bản các nghệ nhân khi sáng tạo cây cảnh tập trung vào con người, tinh thần của người Nhật. Với triết lý, tôn giáo, thẩm mỹ hòa hợp và bổ trợ cho nhau thì cây Cảnh của nghệ nhân Nhật có yếu tố Thiền – Wabi + Tính thiêng – Kami tạo nên ý nghĩa bên ngoài dư ẩn bên trong sự linh thiêng.

Nghệ thuật Bonsai Trung Hoa: Ở Trung Quốc thì các nghệ nhân khi tạo hình cây cảnh tập trung vào yếu tố “mỹ” đầu tiên, họ tập trung vào sự hài hòa về dáng cây, chậu và bối cảnh của cây để tạo nên sự hài hòa về con người với thiên nhiên. Khi tạo dựng nghệ thuật cây cảnh thì sự dung hòa của tư tưởng triết học, tư tưởng nghệ thuật văn hóa, lấy “con người” làm trung tâm. Chính vì vậy khi bạn ngắm một tác phẩm bonsai của người Trung Quốc sẽ có sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên bằng cách tạo nên không gian và bối cảnh cho cây.

Cùng chuyên mục