Vì sao cây bonsai rụng lá vào mùa Đông?

Đã bao giờ bạn tự hỏi cây bonsai mini đang từ tác phẩm nghệ thuật xanh tốt lại bất ngờ rụng lá và có dấu hiệu mất sức sống trong những ngày mùa Đông chưa? Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhưng nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt, cây cảnh vẫn sẽ tràn đầy sức sống dù trải qua những ngày mưa lạnh, gió rét.

Ở miền Bắc nước ta phân chia 4 mùa rõ rệt trong năm, một số cây sẽ ngủ Đông khi trời trở lạnh, do đó, thời điểm từ cuối Thu cho đến sang Xuân, cây sẽ dừng phát triển và sống nhờ năng lượng dự trữ đã được tích lũy trước mùa Đông. Các bộ phận của cây đều trong trạng thái nghỉ, quá trình trao đổi chất chậm lại, nhu cầu dinh dưỡng rất ít. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian này nhiều cây bonsai lại có dấu hiệu chết vào mùa Đông, lý do chủ yếu đến từ việc người chăm sóc chưa nắm bắt được các kỹ năng chăm cây vào mùa Đông.

3 dấu hiệu cây rụng lá và chết vào mùa Đông 

Dưới đây là 3 dấu hiệu phổ biến mà một số loại cây bonsai thường gặp vào mùa Đông:

Lá cây bonsai chuyển sang màu vàng và rụng hết lá

Có nhiều nguyên nhân khiến lá cây bonsai chuyển sang màu vàng và rụng hết lá. Điều này thực sự đáng báo động, cho thấy tình trạng sức khỏe của cây có vấn đề lớn. Nếu gặp hiện tượng này, người chăm sóc cần phải xem lại có tưới dư lượng nước cần thiết cho cây hoặc cây bonsai có đang dư hoặc thiếu chất dinh dưỡng hay không.

Ngoài ra, yếu tố về môi trường như biến động nhiệt độ cao hoặc đột ngột, cây không đủ ánh sáng cũng có thể dẫn tới hiện tượng rụng lá ở cây. 

Lá cây bonsai chuyển sang màu nâu và rụng hết lá

Ban đầu, lá cây bonsai mini chuyển màu vàng, nếu không được giải quyết thì sẽ chuyển qua màu nâu và rụng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến lá cây chuyển màu nâu, có thể cây đang bị ngập hoặc úng nước, có thể cây đang không được tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng và thiếu dinh dưỡng. 

Một trong những lý do phổ biến nhất là do lá câu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng nóng trực tiếp. Lá bị cháy khá nhanh nếu cây không quen với kiểu tiếp xúc với ánh sáng đó.

Lá cây bonsai khô và rụng

Nguyên nhân phổ biến nhất của việc này là do cây bị ngập nước hoặc không khí quá hanh khô. Độ ẩm xuống thấp trong những ngày mùa Đông ở miền Bắc khiến cây không đủ nước, độ ẩm thoát ra khỏi lá quá nhanh khiến lá khô dần và rụng.

Những nguyên nhân phổ biến khiến cây bonsai rụng lá

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng cây bonsai rụng lá trong mùa Đông. Mỗi nguyên nhân đều có giải pháp riêng. Nếu không phải hiện tượng rụng lá theo mùa thông thường, bạn cần xem xét nghiêm túc về cách chăm sóc và sức khỏe hiện tại của cây. 

Về tưới nước

Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe của cây bonsai. Việc tưới nước quá ít hoặc quá nhiều cũng khiến dẫn đến rụng lá. Do đó, bạn cần phải xác định được chính xác nguyên nhân về lượng nước để có điều chỉnh phù hợp. 

Cách đơn giản nhất bạn có thể nhìn vào đất, nếu thấy đất khô đến tận rễ và thời gian gần đây bạn ít tưới nước hẳn, thì cây bonsai đang rơi vào tình trạng thiếu nước. Ngược lại, nếu đất bị sũng nước, bạn dường như đang tưới nước quá nhiều nên cây bị thối rễ, lá chuyển vàng và rụng. 

Giải pháp đề ra là bạn nên khắc phục lịch tưới nước cho cây. Nếu cây thối rễ bạn cần mang cây ra khỏi khu vực đất và cắt tỉa rễ bị thối, sau đó trồng sang chậu cây cảnh mới. 

Về nhiệt độ hoặc ánh sáng

Nhiệt độ và ánh sáng cũng tác động đến sức khỏe của cây bonsai, khiến chúng bị rụng lá hàng loạt. Cây bonsai vốn rất nhạy cảm với sự thay đổi về nhiệt độ như từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, do đó, cây có thể bị phá vỡ mô hình phát triển bình thường. 

Giải pháp đưa ra là bạn nên theo dõi thêm lượng ánh sáng mà cây nhận được mỗi ngày. Với từng loại cây bonsai sẽ có yêu cầu riêng về lượng ánh sáng trực tiếp hay gián tiếp. Hãy đảm bảo cây luôn nhận được đủ ánh sáng mà nó cần. 

Về bón phân

Đây là nguyên nhân phổ biến dễ gây hiểu lầm cho người trồng cây. Nhiều người nghĩ rằng mùa Đông kéo dài, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây nhiều hơn thì cây bonsai sẽ có sức khỏe tốt hơn. Thế nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Nếu bón quá nhiều phân, vô hình chung chúng ta đang “đầu độc” lượng đất ít ỏi trong chậu, làm cho rễ cây bị “ngộ độc” khiến cây chuyển lá màu nâu, rụng dần và chết. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, nếu chúng ta không bón đủ lượng phân cần thiết, cây cũng xảy ra hiện tượng rụng lá. 

Giải pháp bạn cần có là nên cho cây hấp thụ lượng phân bón phù hợp trước mùa đông, giúp cây tích lũy thêm năng lượng trong những ngày lạnh giá. Điều quan trọng nhất là cần đạt được sự cân bằng khi bón phân cho cây, không quá ít, không quá nhiều, liều lượng tùy theo nhu cầu thay đổi của cây bonsai trong từng mùa. 

Về sâu, bệnh

Sâu bệnh có thể sẽ tàn phá sức khỏe của cây bonsai. Một số loài gây hại bạn cần đề phòng vì có thể khiến lá cây bị đổi màu như rệp, nhện và vảy… Những loại này thường hú nhựa từ lá và thân, sau đó khiến cây thiếu dinh dưỡng và chết dần. 

Khi quan sát thấy có hiện tượng này, bạn có thể sử dụng xà phòng để diệt côn trùng hoặc dầu neem để diệt rệp và côn trùng có vảy hay đặt khay chứa nước gần đó có thể giúp ngăn chặn những loại côn trùng như nhện. 

Ngoài các loài gây hại, một số bệnh cũng khiến cây bị rụng lá như bệnh phấn trắng, nấm thán thư, bệnh gỉ sắt… Bạn cần theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của cây để phòng bệnh và phát hiện dấu hiệu bệnh từ sớm để tìm cách ứng phó. 

Như vậy, cây bonsai cũng giống như một số cây khác đều có chu trình rụng lá vào mùa Đông, tuy nhiên không phải tất cả các loài cây bonsai đều rụng lá cùng một kiểu. Các giống cây bonsai như cây bách xù thông thường sẽ giữ được tán lá nguyên vẹn trong những tháng mùa Đông lạnh giá. 

Nếu đam mê cây bonsai, bạn cần nghiên cứu cụ thể cây đang trồng là loại cây nào, có rụng lá hay không rụng lá tự nhiên vào mùa Đông. Nếu nằm ngoài quy luật thông thường của cây, bạn cần quan sát những thay đổi để có kế hoạch chăm sóc cây bonsai phù hợp. Nên chú ý chế độ dinh dưỡng với từng loại cây là khác nhau, do đó, hãy trau dồi kiến thức về bonsai trước khi bắt đầu chơi cây cảnh. 

Cùng chuyên mục