Phương pháp làm dày thân cây cảnh
Thân là một trong bộ phận quan trọng nhất của cây cảnh. Thân đảm bảo cứng cáp thì cây mới phát triển sinh trưởng tốt. Học cách "đầu tư” vào thân là chiến lược tuyệt vời cho tác phẩm bonsai của bạn. Sau đây, Yeubonsai chia sẻ một số phương pháp giúp thân cây khỏe mạnh mà bạn không nên bỏ lỡ.
Trồng cây cảnh trên mặt đất
Có nhiều cách để làm cho thân cây cứng cáp và dày hơn. Một trong số đó là lấy cây cảnh ra khỏi chậu và trồng nó xuống đất. Nó làm quen với môi trường mới và sẽ bắt đầu phát triển nhanh chóng. Khi thân cây đạt đến độ dày mong muốn, bạn có thể trồng lại vào chậu. Vấn đề với quá trình này là có thể mất nhiều năm. Những loài cây phát triển nhanh như cây du Trung Quốc hoặc cây sanh thích hợp với phương pháp này.
Cắt cây cảnh
Đây là một trong những phương pháp làm dày thân cây cảnh phổ biến nhất. Khi cây bonsai đã đạt đến độ cao mà bạn hài lòng, hãy cắt thân cây. Cây sẽ phát triển sau khi cắt. Tiếp tục thực hiện những vết cắt lớn hơn khi thân cây dày lên. Hãy nhớ rằng nó sẽ để lại những vết sẹo xung quanh cây và có thể phải mất vài năm mới lành được. Tuy nhiên, phương pháp này không thích hợp cây dáng trực.
Trồng thêm nhánh
Phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến. Kỹ thuật này tập trung vào việc trồng một nhánh bên gần gốc cây. Nhánh này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho thân cây, giúp thân cây dày lên. Nhánh bên sẽ mọc ra trong khi phần còn lại của cây sẽ được cắt tỉa hạn chế. Khi thân cây đã đạt được độ dày mong muốn, hãy loại bỏ nhánh. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là khi cắt bỏ nhánh sẽ để lại một vết sẹo lớn trên thân cây. Bạn có thể mất vài năm để vết sẹo lành.
Ghép thân cây
Ghép thân cây là một trong những cách nhanh nhất và dễ dàng nhất. Bạn sẽ buộc hai hoặc nhiều cây nhỏ hợp nhất thành một thân cây duy nhất. Tạo cây bonsai thông qua phương pháp này là một quá trình đầy thách thức. Kỹ thuật này thích hợp với cây du Trung Quốc và cây sanh.
Tách thân cây
Tách thân cây cảnh là một trong những cách nhanh để làm dày thân cây. Một số cây có khả năng hồi phục nhanh như: Hoàng dương, Bách xù, sanh… thích hợp phương pháp này. Đầu tiên, lấy cây bonsai của bạn ra khỏi chậu và nhẹ nhàng rửa sạch đất thừa bám trên rễ. Sau đó, sử dụng dụng cụ tách thân cây. Đặt nó vào một cái chậu rộng với đất tươi. Kỹ thuật này sẽ giúp rễ lan rộng ra và có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.
Uốn thân và cành bên
Phương pháp này có hiệu quả tốt nhất đối với những cây có nhiều nhánh. Kết quả có thân cây dày mà không có bất kỳ vết sẹo nào. Bắt đầu với một cây con nhỏ để dễ uốn hơn. Uốn thân và cành bên bằng dây điện. Theo thời gian, cả hai sẽ phồng lên cùng nhau và khiến thân cây trông dày.
Quy trình làm dày thân cây không hẳn quá khó khăn nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Nhiều phương pháp để lại sẹo nên mất nhiều năm mới lành lại được. Tùy theo loại cây bạn đang trồng để lựa chọn kỹ thuật sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.