Những quy tắc trong nghệ thuật bonsai

Những quy tắc này đều bắt nguồn từ nghệ thuật bonsai của Nhật Bản cách đây vài thế kỷ. Dựa theo những quy tắc này, bạn sẽ sáng tạo nên những tác phẩm đẹp mắt, có ý nghĩa.

Cũng như tất cả các loại nghệ thuật khác, nghệ thuật bonsai không tuân theo một phong cách truyền thống nào. Tuy nhiên, nhiều thế kỷ qua, các nghệ nhân đã đúc rút nên những kinh nghiệm về quy tắc trong nghệ thuật bonsai. Đây đều là những tài liệu mang tính tham khảo để những người mới bắt đầu chơi bonsai tham khảo và thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý một tác phẩm bonsai đẹp mắt cần xuất phát từ tài năng, kinh nghiệm và sự tìm tòi khám phá của mỗi người.

Những quy tắc về thân cây

Trong nghệ thuật bonsai có một số quy tắc về thân cây như sau:

  • Nên để chiều cao thân cây gấp 6 lần đường kính rễ cây.
  • Thân cây nên để hơi nghiêng về phía trước hướng về bên phải người xem.
  • Gốc cây nên được tạo dáng xòe ra và để cho nó nhô lên trên nền chậu, như thế trông nó giống như đang bám vào đất để giữ cho cây đứng thẳng.
  • Rễ cây nên được để nhô lên từ gốc cay xòe trên nền chậu.
  • Không nên để những nút sần mọc trên rễ cây (vì người xem sẽ để ý nhiều đến nó).
  • Nên tạo dáng ngọn cây hơi nghiêng về phía trước hướng về phía người xem.
  • Thân cây nên được giữ thon từ dưới lên trên để trông nó như là đang mọc vươn lên, nhưng không được làm thon ngược lại từ trên xuống.
  • Những chồi ghép nên được ghép với số lượng vừa phải để tạo được dáng cây hài hòa, hoặc ghép chúng đủ thấp để không nhìn thấy những mối ghép.
  •  Uốn thân cây sao cho những điểm uốn trên thân không mang hình “ức bồ câu” (những điểm uốn nên được uốn cong hướng về phía người xem).
  • Nên tạo dáng ngọn cây theo hướng của gốc cây. Độ uốn của cây cần phải được đảm bảo.
  • Không để cây tự mọc ra phía sau. Đây là một trong những qui tắc liên quan đến độ uốn cong của thân cây. Nếu một thân cây tự mọc phía sau thì sẽ tạo ra một điểm uốn hình chữ “C”.
  • Đối với những thân cây thẳng bình thường và thẳng không bình thường thì ngọn cây nên được giữ sao cho nó mọc cao hơn gốc cây.
  • Trên những thân cây thẳng bình thường, nếu có quá nhiều điểm uốn hình chữ “S” sẽ làm cho cây trồng rất nặng nề mất đi vẻ tự nhiên vốn có của nó.
  • Với những cái cây mọc nhọn hướng lên cao thì những điểm uốn nên được uốn gần nhau (cần để ý đến vị trí của cành cây).
  • Một cây chỉ nên mang một ngọn.
  • Đối với hai thân cây đôi thì nên được tách ra chỗ gốc cây, không để cây nào cao vượt lên trên cây nào.

Những nguyên tắc về nhánh cây

Với các nhánh cây, cũng cần tuân theo các nguyên tắc như:

  • Tạo những nhánh cây sao cho chúng không mọc ngang, hoặc không để những nhánh cây mọc đâm ngang thân cây.
  • Trên nhánh không nên để lộ những nút mắt sần (làm cho người xem chú ý đến nó).
  • Nhánh đầu tiên nên được đặt nằm ở khoảng 1/3 chiều cao thân cây tính từ gốc.
  • Còn những nhánh cây được ghép thành công nên để chúng nằm ở những vị trí trong khoảng 1/3 thân cây còn lại tính đến ngọn cây.
  • Nhánh cây cần phải cho chúng mọc ra từ phía bên ngoài của những điểm uốn (để không làm nhánh cây bị phình ra).
  • Nếu cho nhánh thứ 1 mọt ở bên trái thì nhánh thứ 2 sẽ để nó mọc bên phải và ngược lại (khi đó nhánh thứ 3 nên để nó mọc phía sau).
  • Đường kính nhánh cây nên được cân đối với thân cây. Những nhánh cây được xem là quá khổ là những nhánh có đường kính dày hơn 1/3 đường kính thân cây.
  • Nên để những nhánh cây mọc xen kẽ nhau, không nên để chúng mọc song song.
  • Nên giảm bớt kích thước và đường kính của những nhánh cây nếu không thì chúng sẽ trông như là đang leo lên.
  • Nên chừa một khoảng trống đủ rộng giữa những nhánh cây.
  • Nên để những nhánh đầu tiên hay những nhánh thứ 2 (còn gọi là nhánh trái và nhánh phải) hướng về phía trước, phía trung điểm và tầm nhìn để thu hút người xem.
  • Những nhánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba nên được để cách với nhánh ở phía sau 120 độ để tránh trường hợp chúng tự che nhau ở phía sau cây.
  • Trên thân cây, mỗi vị trí chỉ nên tạo một kiểu nhánh, không nên để chúng vừa mang hình bánh xe vừa mang hình nan hoa hay là để những nhánh cây xoắn lại hoặc những nhánh cây thẳng đuột.
  • Nên tạo hình những nhánh cây sao cho chúng tạo thành một hình tam giác lệch với ngọn cây tượng trưng cho trời, góc ở giữa tượng trưng cho con người và góc phía dưới tượng trưng cho mặt đất.
  • Nên để những nhánh thuộc lớp thứ 2 mọc xen kẽ trái và phải, đồng thời cần phải tuân theo những quy tắc chính trong cách sắp nhánh cây, ngoài ra, không để những nhánh cây khác mọc chỉa lên hay chỉa xuống. Như vậy ta sẽ tạo ra được một lớp đệm lá.
  • Để tạo ảo giác cho cây bonsai già, ta để những nhánh phía dưới cây rũ xuống. Những thân cây tươi trẻ thì có nhiều nhánh mọc vươn lên. Với những nhánh ở gần ngọn ta nên tạo dáng sao cho chúng nằm ngang hoặc mọc vươn lên từ khi chúng còn là những nhánh non.
  • Nhìn chung ta nên tạo dáng sao cho những nhánh cây đổ xuống tuân theo các quy tắc dành cho những thân cây thẳng, ngoại trừ thân cây mọc nghiêng.
  • Đối với những cây đôi, không nên để những nhánh cây xen vào giữa các cây vì chúng sẽ đâm ngang vào thân cây. Khi đó những nhánh cây gần phía ngoài các cây sẽ tạo nên một hình tam giác “lá”.
  • Không để những tán lá che khuất thân.

Những nguyên tắc về chậu

Chậu trồng bonsai cũng cần tuân theo một số quy tắc sau:

  • Cây bonsai nên được đặt sau vạch chính giữa của chậu, và bên trái hoặc bên phải của vạch trung tâm.
  • Độ sâu của chậu phải bằng đường kính thân cây, ngoại trừ những cây có dáng rủ xuống.
  • Nên sử dụng những chậu có màu men thích hợp cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây, những màu men đó cần phải hài hòa với màu sắc của cây.
  • Nên chọn những chậu có chiều rộng gấp 2/3 chiều cao của cây. Với những cây lùn thì chiều rộng chậu phải gấp 2/3 bề rộng thân cây.

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản khi bố trí thân cây, nhánh cây và bố trí chậu trồng bonsai. Dựa theo những quy tắc này, bạn có thể sáng tạo nên những tác phẩm bonsai của riêng mình.

Cùng chuyên mục