Những kiểu dáng dễ nhầm lẫn trong nghệ thuật cây cảnh

Nghệ thuật bonsai không chỉ là thú chơi cây cảnh mà còn là một bộ môn đậm chất thiền. Với người mới bước vào thế giới bonsai, việc nhận diện các dáng cây có thể gây nhầm lẫn. Mỗi dáng thế được xây dựng theo những nguyên tắc riêng nhưng đôi khi lại mang vẻ bề ngoài tương đối giống nhau. Đặc biệt, có những dáng chỉ khác nhau ở một vài chi tiết nhỏ. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích những kiểu dáng dễ gây nhầm lẫn nhất trong bonsai. Đồng thời cung cấp hướng dẫn nhận diện và phân biệt rõ ràng để người chơi có thể hơn về nó.

I. Dáng xiên và dáng gió thổi 

1. Tổng quan về dáng xiên

Dáng xiên là một trong những dáng cổ điển trong bonsai. Đặc điểm nổi bật là thân cây mọc nghiêng sang một bên. Gốc rễ thường bám chắc vào đất về phía ngược lại để giữ cây đứng vững.

Dáng xiên thể hiện hình ảnh một cây cổ thụ mọc trên sườn đồi, bị gió hoặc ánh sáng làm nghiêng. Tuy nhiên nó vẫn vươn lên kiên cường. Đây là dáng phổ biến và được ưa chuộng bởi vừa mạnh mẽ vừa mềm mại.

2. Dáng gió thổi 

Dáng gió thổi mô phỏng hình ảnh cây bị gió mạnh thổi lệch một phía trong thời gian dài. Khác với dáng xiên chỉ thân nghiêng, dáng gió thổi yêu cầu tất cả các cành, nhánh, lá đều hướng về cùng một hướng. Dáng này đậm chất nghệ thuật, thể hiện sức chịu đựng của cây trước điều kiện khắc nghiệt.

3. Vì sao dễ nhầm?

Điểm giống khiến người chơi dễ nhầm lẫn là cả hai dáng đều có thân nghiêng. Không chỉ vậy, còn có cảm giác cây chịu ảnh hưởng từ ngoại cảnh như gió hay địa hình. Tuy nhiên, sự khác biệt cốt lõi nằm ở hướng phát triển của cành.

Ở dáng xiên, cành có thể mọc về cả hai phía. Sự thiên lệch về phía thân nghiêng.

Ở dáng gió thổi, tất cả mọi thứ từ thân, cành, lá đều hướng một chiều.

4. Cách phân biệt hiệu quả

Hãy quan sát phần cành nhánh và tán lá. Nếu chúng vẫn phát triển về phía ngược lại thân, cây thuộc dáng xiên.

Nếu toàn bộ cây như bị thổi bay về một hướng từ gốc đến ngọn đó chắc chắn là dáng gió thổi.

II. Dáng đổ và dáng bán đổ 

1. Dáng đổ 

Trong thế giới bonsai, dáng đổ là một trong những dáng được đánh giá là kỳ công và độc đáo nhất. Hình tượng mà dáng đổ tái hiện là một cây mọc trên vách đá cheo leo, nơi điều kiện sống khắc nghiệt. Lực hút của trọng lực kéo thân cây chúc xuống phía dưới.

Đặc điểm nổi bật của dáng Kengai là thân cây đổ xuống, uốn cong mềm mại, vượt khỏi mép chậu. Tuy nhiên, cái khéo của người làm bonsai là vẫn giữ được sự hài hòa, cân đối trong tổng thể. Vì vậy cây không bị cảm giác nặng nề hay thiếu sức sống. Thân cây có thể uốn hình chữ S hoặc lượn cong mềm. Nhưng ngọn cây điểm kết thúc của thân luôn nằm ở vị trí thấp hơn đáy chậu. Chính chi tiết này là yếu tố then chốt để phân biệt dáng đổ với dáng khác.

Ngoài thân chính, các cành nhánh phụ ở phần trên thường được giữ lại để tạo sự cân bằng thị giác. Kỹ thuật trồng dáng đổ đòi hỏi chậu phải có thành cao, hoặc treo cây trên giá đỡ.

2. Dáng bán đổ 

Bên cạnh dáng đổ, dáng bán đổ cũng thuộc nhóm các thế nghiêng. Chúng mô phỏng cây mọc ở sườn núi hoặc bên bờ vực chịu ảnh hưởng của địa hình hoặc thời tiết.

Bán đổ có thân cây nghiêng đổ xuống, giống như dáng đổ. Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng là: ngọn cây không vượt quá đáy chậu, thường chỉ đến mép chậu. Vì đặc điểm đó, dáng bán đổ thường tạo nên cảm giác nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn. Chúng dễ thực hiện hơn cho người mới tập chơi bonsai. Nó không yêu cầu kỹ thuật uốn thân phức tạp hay chọn chậu cao như dáng đổ.

3. Vì sao dễ nhầm lẫn giữa dáng đổ và bán đổ?

Ở góc độ thị giác, cả hai dáng đều có thân cây uốn cong và nghiêng xuống. Người không quen quan sát có thể cho rằng sự khác biệt là không đáng kể.

4. Cách phân biệt nhanh chóng

Một mẹo đơn giản để phân biệt hai dáng này:

Quan sát vị trí ngọn cây so với đáy chậu

Nếu ngọn cây nằm dưới đáy chậu → đó là đổ.

Nếu ngọn cây chỉ đến mép chậu hoặc thấp hơn một chút → đó là bán đổ.

Nhìn vào độ lượn thân

Cây đổ thường có nhiều đoạn uốn hơn, tạo cảm giác “đổ dốc mạnh”.

Cây bán đổ thường chỉ có một khúc cong chính, rồi ngọn hơi rũ xuống.

Kiểm tra loại chậu

Dáng đổ thường dùng chậu cao, chân dài.

Dáng bán đổ có thể dùng chậu trung bình hoặc chậu treo nhỏ.

III. Dáng xiên và dáng đổ 

1. Dáng xiên và dáng đổ

Dáng xiên như ở phần I, nhưng ngoài ra nó có một số đặc điểm cụ thể. Điểm đặc trưng là thân cây nghiêng lệch về một phía. Chúng thường tạo thành một góc từ 45 đến 70 độ so với mặt đất. Dù nghiêng, nhưng cây vẫn giữ được thế cân bằng tổng thể.

Dáng đổ như ở phần II.

2. Vì sao dễ nhầm giữa dáng xiên và đổ?

Sự nhầm lẫn thường xảy ra ở những cây có thân xiên mạnh. Chúng nghiêng xuống đến mức chạm mép chậu hoặc gần đáy chậu. Nếu chỉ quan sát nhanh, người xem có thể tưởng đó là một cây dáng đổ.

Ngoài ra, cả hai dáng đều dùng sự nghiêng lệch làm điểm nhấn chính. Điều đó khiến cho người mới chơi dễ cho rằng chúng chỉ là các mức độ khác nhau của một kiểu dáng.

3. Cách phân biệt hiệu quả

Để nhận diện chính xác, hãy tập trung vào các yếu tố then chốt sau:

a) Vị trí ngọn cây:

Dáng xiên: ngọn cây vẫn luôn ở phía trên miệng chậu, dù thân nghiêng bao nhiêu.

Dáng đổ: ngọn cây chắc chắn thấp hơn đáy chậu, thân cong hoặc rũ xuống dưới mép chậu rõ ràng.

b) Hướng phát triển của thân:

Xiên: thân nghiêng theo một hướng xiên chéo lên, giống như cây đang nghiêng nhưng vẫn “vươn”.

Đổ: thân uốn cong theo hướng đi xuống, tạo cảm giác bị kéo rũ.

c) Cấu trúc tổng thể:

Dáng xiên thường tạo hình đơn giản, có thể dùng dây uốn nhẹ nhàng.

Dáng đổ đòi hỏi chậu cao, nhiều lần uốn gập, bố trí cành nhánh sao cho cây không bị lốp hoặc rối.

Nghệ thuật bonsai không chỉ là việc tạo hình một cây cảnh nhỏ mà còn là quá trình cảm nhận, lý giải thiên nhiên. Chính vì thế, việc nhầm lẫn giữa các dáng thế là điều dễ hiểu, ngay cả với người chơi lâu năm. Tuy nhiên, khi hiểu rõ mục đích của từng dáng, ta sẽ dễ dàng phân biệt hơn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn phân biệt được những kiểu dáng dễ nhầm lẫn trong bonsai.

Cùng chuyên mục