Nghệ nhân Trần Thắng nâng tầm bonsai Việt lên đẳng cấp mới

Trần Thắng là người thực hành bonsai nổi tiếng với nghệ danh "Thắng đổ” ở quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Loại cây ông sử dụng chủ yếu là linh sam. Ông dành ra 40m^2 trong tổng 120m^2 ở sân thượng đặt thiết bị quay, đèn hắt sáng,... để làm phòng studio. 

Trần Thắng sở hữu kênh youtube với tên "Trần Thắng Official”. Nơi đây chia sẻ thông tin hữu ích về bonsai cho người mới bắt đầu. 

Các bước quay chụp đều rất kỳ công. Ông luôn quay cận cảnh, từng bước một tỉ mỉ để người xem có thể hiểu rõ nhất. 

Cứ mỗi lần tạo kiểu dáng, nối dây hay chỉnh cây ông đều quay chụp tới khi hoàn thành thì thôi.

Bên cạnh đó, ông còn hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản về chăm sóc, cắt tỉa, bón phân, thay chậu,...

Với hơn 100 gốc linh sam được trồng mới mục đích quay quá trình từ phôi tới khi trưởng thành, ông Thắng cho ta thấy được vẻ đẹp bonsai.

Khác với nhiều người trồng chủ ý để bán lấy lời, thì ông Thắng "đổ” hướng tới việc trải nghiệm, nét đẹp nghệ thuật. Nó không đơn thuần là video, clip mà còn là sự đối thoại chia sẻ kinh nghiệm với nông dân.

Vườn linh sam của ông cũng đáng giá mấy chục tỷ bạc. Ông Thắng chia sẻ “Cây của tôi có nguồn gốc hẳn hoi như chó Tây, chó Nhật” (Nguồn: Danviet). 

Có lẽ biệt danh Thắng "đổ” được hình thành vì ông thường uốn linh sam theo kiểu dáng thác đổ.

Chiêm ngưỡng tác phẩm bonsai của ông ta mới thấy được bàn tay khéo léo của nghệ nhân này. Hình dáng mềm mại, nhẹ nhàng, uyển chuyển toát lên vẻ đẹp nghệ thuật.

Theo chia sẻ, để tạo kiểu dáng này thì nên trồng cây thẳng đứng trong chậu trước rồi mới cho đổ ngả. Không chỉ vậy, ông làm khá tốt với linh sam dáng nghiêng, trực…

Ngoài việc đưa bonsai của mình trong hội thi hoặc giao lưu bạn bè cây cảnh bên ngoài. Ông Thắng đăng tải hình ảnh bonsai trên diễn đàn facebook, hội nhóm trên mạng… để quảng bá sản phẩm. Mục đích lớn hơn là chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu kiến thức với người cùng đam mê bonsai. 

Để tạo nên tác phẩm bonsai tuyệt vời như vậy có thể cho thấy được nghệ nhân Trần Thắng thực sự tâm huyết với nghề. Nghệ thuật bonsai không chú trọng vào bội thu tiền bạc mà mục đích là hướng tới nét đẹp hội tụ của thiên nhiên. 

Cùng chuyên mục