Kỹ thuật uốn cây bonsai cơ bản

Đối với những người mê nghệ thuật bonsai, việc uống cây là một trong những kỹ thuật quan trọng. Tuy nhiên cách uốn như thế nào và thời gian uống thế nào cho thích hợp cần phải được chú ý.

Dụng cụ chuẩn bị uốn cây

Trước khi uốn cây, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ là kéo cắt tỉa và dây uốn thông dụng là dây đồng và dây kẽm.

Quá trình được tiến hành như sau: người chơi cần tỉa lá và cành song song, loại bỏ những cành không cần thiết dễ gây trở ngại cho việc uốn cành. Sau khi tỉa lá và cành, việc tiếp theo chúng ta cần làm đó là chuẩn bị dụng cụ để tạo dáng cho cây.

Hai loại dây thông dụng trong uốn cây cảnh đó là dây đồng và dây kẽm. Tùy theo từng loại cây, cành cây mà bạn cần lựa chọn kích thước của dây uốn phù hợp.

Kéo cắt tỉa và dây uốn.

Thời điểm uốn cây cảnh

Thời điểm thích hợp nhất để uốn cây cảnh là khi cây bước vào thời kỳ phát triển. Bởi vì tại thời điểm này cây sẽ nhanh phục hồi nhất. Không nên uốn cây khi lá còn non hay thân cành chưa đến thời điểm thu nhựa.

Muốn uốn được cây với thế đẹp, cần chú trọng tới sức khỏe của cây trong thời điểm uốn. Bạn cần nhặt hết lá đối với những cây có tuổi thọ cao và nhặt nửa số lá hay những lá già đối với cây non. Những cây thân mảnh hay thân leo không nên nhặt lá khi uốn.

Đối với cây xanh quanh năm: Đối với loại cây này bạn có thể uốn cây bất cứ thời điểm nào trong năm.

Đối với dây rụng lá theo mùa: Uốn cây trước khi cây đâm chồi bởi những tổn thương gây ra sẽ được phục hồi, khi lá cây chuyển sang màu vàng bạn cần nhặt lá và bắt đầu uốn.

Cách uốn cây cảnh

Cách uốn cây cảnh được tiến hành như sau:

Dùng dây kim loại: Cắm một đầu dây kẽm vào mâm cây để tạo điểm cố định. Uốn lần lượt từ thân đến cành cây theo dáng, thế đã định trước. Uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây, thứ tự từ cành lớn đến cành nhỏ. Đường quấn chéo ở góc 45 độ so với trục thẳng đứng của thân.

Nối các nhánh và thân cây.

Kẹp bằng các thiết bị cơ khí để tạo hình thân cây và cành cây.

Ghép vật liệu trồng mới (thường là chồi, cành hoặc gốc) vào một khu vực được chuẩn bị trên thân cây hoặc dưới vỏ cây.

Uốn lần lượt từ thân đến cành cây.

Chăm sóc sau khi uốn cây cảnh

Tưới nước: Sau khi uốn cây, bạn cần tưới nước thường xuyên với lượng vừa phải để giữ cho đất ẩm.

Thay chậu: Việc thay chậu diễn ra khi bạn quan sát cây cần phát triển trong chậu lớn hơn hoặc đất trồng đã quá cằn cỗi. Việc thay chậu cho cây bonsai bao nhiêu lâu 1 lần cần căn cứ vào kích thước cũng như giống cây. Với giống cây lớn nhanh bạn cần thay chậu 2 năm 1 lần, đối với cây trưởng thành có thể thay từ 3, 5 năm 1 lần. Tuy nhiên, bạn cũng có thể không cần căn cứ theo thời gian định kỳ mà có thể kiểm tra bộ rễ cây. Khi rễ tạo vòng, đất còn quá ít, bạn nên thay chậu. Ngược lại, rễ vẫn nằm hoàn toàn trong lòng đất, bạn có thể lùi lại thời gian thay đất.

Phân bón: Đất và phân bón cần được sử dụng đúng loại theo nhu cầu của cây cảnh. Hỗn hợp đất cần tơi xốp và phân bón mỗi tháng sẽ bón 1 lần trừ vào mùa đông.

Ánh sáng: Mỗi loài cây sẽ có điều kiện ánh sáng khác nhau do đó vị trí đặt chậu cây cảnh cũng khác biệt.

Sâu bệnh: Cần chú ý sâu bệnh và bệnh cây để kịp thời chữa bệnh, tránh cho cây phát triển yếu hay chết cây.

Cách tháo dây sau khi uốn cành

Sau khi uốn cây một thời gian, bạn cần tháo dây, thứ tự được tiến hành như sau:

Tháo dây từ ngọn trở về gốc: Khi dây ăn hơn ⅓ đường kính vào vỏ thì đây là thời điểm thích hợp để tháo dây. Vì lúc này cây đã định hình được kiểu dáng. Nếu bạn tháo dây quá muộn, sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ bởi vết hằn sâu vào thân, vết hằn này rất khó khắc phục.

Uốn cây cảnh là một trong những kỹ thuật quan trọng để tạo nên dáng, thế cây bonsai đẹp. Do đó, người mới chơi cây cảnh cần tham khảo kỹ các bước thực hiện để uốn được những cây bonsai ưng ý nhất.

Cùng chuyên mục