Kỹ thuật tạo cành phóng, cành buông cho cây bonsai

Cách tạo các cành phóng, cành buông phù hợp hơn cả với cây dáng trực, dáng xiêu và cây song thụ.

Đối với những người đã chơi bonsai lâu năm, khái niệm về cành phóng, cành buông không quá xa lạ. Cành phóng thể hiện được sức mạnh “muốn” vuơn xa vuợt qua mọi khó khǎn thử thách. Còn cành buông lại tạo ra sự uyển chuyển, nhịp nhàng. Hai loại cành này biểu hiện cho chủ nhân có cá tính mạnh mẽ hoặc người sống lãng mạn, khiêm nhường.

Nếu muốn tạo những đột phá cho cây bonsai với hai loại cành này, bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn dưới đây:

Cách tạo cành phóng cho cây bonsai

  • Trước hết, muốn tạo cành phóng bạn chọn một trong 3 dáng cây gồm: cây dáng trực, dáng xiêu và cây song thụ. Và các cây trưởng thành phải có từ ba đến năm chi/cành trở lên.
  • Thông thường ta dùng cành thứ nhất từ dưới lên muốn khoe được thân cây và tác phẩm đuợc khoáng đạt. Chúng ta dùng tỷ lệ một phần hai thân để tạo cành phóng.
  • Vào khoảng tháng ba hàng năm, bạn cần cắt tỉa mạnh ở các cành khác. Riêng cành có dự định để phóng bạn chỉ nên tỉa sơ các lá già. Để lại búp non và nuôi cành này dài ra bằng 2, 3 lần các cành khác.
  • Khi cành đã đủ độ dài, bạn dùng móc thép một đầu móc vào thân cây. Còn đầu kia móc vào cành kéo hơi xuôi xuống. Sau đó, bạn lại dùng dây thép uốn ngóc cành lên sao cho cành này tạo thành hình dấu ngã vừa phải. Toàn bộ những cành còn lại song song với mặt chậu, tránh làm cho cành phát triển lên, trông sẽ xấu dáng.

Cách tạo cành buông cho cây bonsai

Để tạo được những cành buông, bạn cũng cần căn cứ vào cây có dáng trực, dáng xiêu và cây song thụ để tiến hành tạo cành buông.

  • Trước hết, ta dùng dây thép móc một đầu vào thân, đầu kia móc vào cành định tạo cành buông. Bạn khéo léo kéo vào sao cho giữa cành và thân cây tạo một góc hai, ba muơi độ.
  • Quá trình này ta phải kéo từ từ vài lần mới có thể định hình được, tổng thời gian kéo cành buông sẽ lâu hơn cành phóng.
  • Thời điểm tiến hành kéo cành vào tháng ba, ta cần cắt tỉa mạnh các cành khác, riêng cành có ý định tạo cành buông ta chỉ cắt sơ các lá già, để lại búp non ở cành buông. Bạn nên nuôi cành này buông dài xuống sát mặt chậu. Đầu cành ta uốn một đoạn nhỏ song song với mặt chậu. Toàn bộ cành buông tạo thành hình một dấu ngã lớn hơn đối với cành phóng.

Lưu ý khi tạo cành phóng, cành buông với các dáng cây bonsai

Tùy theo từng dáng cây là dáng trực, dáng xiêu hay song thu, vị trí tạo cành phóng hoặc cành buông sẽ có những quy định khác nhau:

  • Dáng trực: Thông thường đối với cây dáng trực sẽ tạo cành phóng và cành buông ở hai bên trái và phải.
  • Dáng xiêu: Đối với cây dáng xiêu, cành phóng sẽ tạo ngược với chiều đổ của cây để tạo thế như đang muốn bay lên. Còn đối với cành buông có thể làm ở bên trái hoặc bên phải đều được.
  • Cây song thụ: Đối với cây bonsai này, cành phóng, cành buông ở cây to hơn, nếu hai cây bằng nhau ta làm ở cây nào cũng đuợc.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý với mỗi một cây cảnh chỉ nên thực hiện hoặc cành phóng, hoặc cành buông để tạo thông điệp nhất quán cho tác phẩm. Nắm rõ cách tạo cành đối với cây bonsai, bạn sẽ nâng tầm nhãn quan về nghệ thuật cây cảnh.

Cùng chuyên mục