Kỹ thuật cơ bản uốn cây dáng trực lắc đẹp
Trực lắc (Moyogi) là kiểu dáng bonsai được nhiều người trong giới cây cảnh ưa chuộng. Sức hấp dẫn của nó được lan ra rộng rãi làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên. Để tạo được kiểu này không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, Yeubonsai giúp bạn hướng dẫn cách tạo kiểu thành công ngay cả khi bạn mới bắt đầu chơi bonsai.
Lịch sử và nguồn gốc cây dáng trực lắc
Nghệ thuật cây cảnh có lịch sử từ Trung Quốc cổ đại gọi là "Penjing”. Sau đó loại hình này được đến Nhật Bản với cái tên "Bonsai”. Bonsai có nhiều kiểu dáng khác nhau, phổ biến là trực lắc. Trong khi các phong cách khác nhấn mạnh tới yếu tố tự nhiên mà cây đối mặt để sống sót thì Moyogi phản ánh cây phát triển đời thường nhất.
Qua nhiều thế kỷ, trực lắc đã trở thành một phong cách được ưa chuộng trong giới đam mê cây cảnh. Nó nhận được nhiều tiếng khen ngợi vang dội. Sự hấp dẫn và thực hành này đóng vai trò là cầu nối từ thời cổ đại đến hiện đại ngày nay. Moyogi làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên trong nghệ thuật bonsai mà không bị băng hoại bởi thời gian.
Đặc điểm của cây dáng trực lắc
Kiểu dáng trực lắc sở hữu những đặc điểm riêng biệt khác với cây cảnh khác. Điều nó làm nên vẻ đẹp độc đáo, thu hút và nổi bật. Có thể kể tới một vài đặc điểm sau:
- Độ cong nhẹ: Thân cây dáng trực lắc có độ cong nhẹ nhàng. Tuy nhiên nó không được quá cường điệu hay ấn tượng.
- Căn chỉnh đỉnh: Đỉnh và gốc của cây bonsai thẳng hàng. Điều này mang tới cảm giác cân bằng bất chấp hình dáng uốn khúc của cây.
- Nhánh: Các nhánh cây thường mọc xen kẽ nhau, từ trái phải tới đối diện. Mang tới cảm giác trừu tượng của không gian 3 chiều.
- Rễ: Kiểu dáng này thường có bộ rễ rộng vững chắc giúp cố định cây. Sự phát triển của rễ góp mặt trong việc cân bằng.
- Chiều cao: Thông thường cây bonsai có chiều cao cấp 2-3 lần của nó.
Hướng dẫn tạo cây dáng trực lắc đẹp thành công
Chọn cây bonsai
Bạn nên chọn loại cây lý tưởng cho kiểu dáng này. Trước hết, đó phải là cây khỏe mạnh, chịu được sâu bệnh và có bộ rễ tốt. Vì phong cách Moyogi có thân uốn cong nên thân bonsai có độ dày vừa phải. Bên cạnh đó, việc xem xét tốc độ tăng trưởng của cây là quan trọng để biết được thời điểm nên cắt tỉa chúng.
Kỹ thuật cơ bản khi tạo kiểu
Bạn có thể dùng dây cố định sao cho thân cây uốn lượn nhẹ nhàng giống hình chữ "S”. Ngọn cây các tán lá tạo thành hình tam giác cân. Mỗi nhánh đều có tán lá đẹp mắt xếp so le. Nhánh lớn nhất phải thấp nhất và giảm dần kích thước tới khi nhỏ nhất ở trên cùng. Bạn lưu ý khi dùng dây tránh để dây làm sẹo ở vỏ cây. Hãy cố tạo nên cảm giác cân bằng, hài hòa và tự nhiên nhất của phong cách này.
Chăm sóc cây
- Tước nước: Nước là huyết mạch của cây. Cây không thể sống nếu như thiếu nước. Hãy tưới nước vừa đủ, không thừa không thiếu để đảm bảo cây sinh trưởng ổn định.
- Bón phân: Bonsai sinh trưởng không thể thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy hoạt động bón phân là cần thiết. Tùy vào mỗi loài mà có liều lượng và thời điểm phù hợp.
- Cắt tỉa: Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong hình thành kiểu dáng cây tạo nên phong cách riêng. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng loại bỏ đi phần chết để hướng tới phần mong muốn của mình.
- Phòng ngừa sâu bệnh: Kiểm tra cây thường xuyên để tránh sâu bệnh hại. Sử dụng biện pháp phòng ngừa như phun thuốc để ngăn chặn.
- Thay chậu: Thực hiện vài năm một lần tùy loài cây. Khi cây bonsai trưởng thành thì bộ rễ đòi hỏi nhiều không gian hơn. Lưu ý quá trình này diễn ra đúng cách.
Tạo kiểu cây cảnh là quá trình học hỏi liên tục. Thường xuyên đọc sách hoặc hỏi những người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về lĩnh vực này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn thành công trong việc tạo kiểu dáng trực lắc đẹp trong bộ sưu tập của mình. Chúc bạn thành công!
Mời bạn xem thêm hình ảnh các cây dáng trực lắc đẹp: https://yeubonsai.vn/chiem-nguong-cay-dang-truc-lac-dep-178