Kỹ thuật cơ bản tạo dáng cây cảnh gió thổi

Trong nhiều dáng cây cảnh, "Gió thổi” là kiểu dáng được nhiều người yêu thích bởi sự độc đáo và vẻ đẹp tự nhiên. Nó tượng trưng cho sức mạnh của cây cối trước điều kiện khắc nghiệt như gió thổi mạnh làm nghiêng ngả. Nghệ thuật tạo kiểu dáng này đầy thách thức nhưng cũng bổ ích. Để đạt được nó đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và bàn tay khéo léo.

Lịch sử và nguồn cảm hứng

Phong cách "Gió thổi” bắt nguồn từ tiếng “Fukinagashi” có nguồn gốc sâu xa. Trong khi nhiều kiểu dáng cây cảnh khác nhằm mục đích thể hiện vẻ đẹp thanh bình, thì “Fukinagashi” ghi lại khoảnh khắc năng động trong tự nhiên, thể hiện những sức mạnh của cây cối trong môi trường hoang dã.

Fukinagashi bắt nguồn từ việc quan sát cây cối trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Cây được tìm thấy ở rìa ven biển, ngọn núi hoặc vùng đồng bằng thường chịu những cơn gió mạnh và liên tục. Theo thời gian, những cơn gió này bắt đầu đẩy cành và tán lá theo một hướng tạo ra hình dáng độc đáo. 

Thân cây thường có độ nghiêng, các cành trông như bị đẩy sang một bên. Việc kết hợp phong cách fukinagashi trong nghệ thuật cây cảnh mang tính thẩm mỹ. Không chỉ vậy nó còn mang tới vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên khi xuất phát từ nghịch cảnh. Thể hiện sự kiên cường và khả năng thích ứng của cây cối.

Hướng dẫn lựa chọn cây

Để chọn cây thích hợp, có hai loại cây phổ biến cho phong cách này sau đây:

​​​​​Cây lá kim

Cây bách xù (Juniperus): Loại cây này được nhiều người yêu thích với độ linh hoạt và tính xoắn tự nhiên. Ưu điểm dễ nối dây và tạo hình để tạo kiểu dáng mong muốn.

Cây thông (Pinus): Thông trắng và đen là lựa chọn phổ biến. Sở hữu thân cây gồ ghề cùng chiếc lá kim thanh mảnh dễ tạo hình nhấn mạnh tác dụng của gió. 

Cây vân sam (Picea): Có tán lá rậm và khỏe mạnh. Chiếc lá kim màu bạc hấp dẫn về thị giác.

​​​​​Cây rụng lá

Cây du (Ulmus): Lựa chọn lý tưởng cho phong cách này. Khả năng thích ứng với việc cắt tỉa tốt là một điểm cộng.

Cây phong (Acer): Vẻ ngoài lộng gió tuyệt đẹp với chiếc lá đỏ rực. 

*Lưu ý: 

Khi lựa chọn cây cần xem xét các yếu tố: Kích thước lá, thói quen sinh trưởng và sự thay đổi theo mùa. 

​​​Kỹ thuật cơ bản tạo dáng cây cảnh gió thổi

Bước 1: Đánh giá hướng phát triển tự nhiên

Người thực hành cần quan sát chúng nhiều hơn ngoài tự nhiên để có thể định hình khả năng phát triển của chúng.

Bước 2: Cắt tỉa những cành và tán lá không cần thiết

Tập trung vào cành cây làm nổi bật kiểu dáng. Nên cắt tỉa cành nhỏ, không có ích. 

Bước 3: Quấn dây vào cành

Lựa chọn loại dây (đồng, nhôm) phù hợp kích cỡ, độ tuổi cây. Sau đó, quấn chúng quanh cây đảm bảo vừa khít nhưng không quá chặt để không cản trở sự phát triển của cây.

Bước 4: Tạo dáng cho cây

Uốn nhẹ, tạo hình cây theo hướng gió thổi sao cho: Uyển chuyển, mềm mại, nhẹ nhàng và tự nhiên nhất. 

Bước 5: Đặt cây vào chậu

Sau khi đã uốn cây theo hình dạng mong muốn. Hãy đặt cây vào chậu và cố định cây bằng đất. Lựa chọn loại chậu có kích thước phù hợp, đảm bảo cây có thể thoát nước tốt.

Bước 6: Chăm sóc cây định kỳ

Khi cây phát triển, công đoạn cắt tỉa được chú trọng. Thường xuyên kiểm tra cây xem có dấu hiệu bất thường của sâu bệnh hay thiếu chất không.

​​​​​​Những sai lầm dễ mắc phải

Ngay cả những người thực hành lâu với cây cảnh có thể mắc lỗi khi tạo kiểu dáng này. Các vấn đề đi dây quá chặt do kích thước hoặc cắt tỉa không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cây. Không chăm sóc cây định kỳ sẽ làm cây tăng trưởng yếu ớt, không lành mạnh.

Việc tạo kiểu dáng “Fukinagashi” cho cây cảnh không phải là điều dễ dàng. Quá trình thực hành bonsai nói chung đòi hỏi sự kiên nhẫn, cần mẫn và khéo léo từ nghệ nhân. Không chỉ vậy, học hỏi cùng trau dồi kiến thức mỗi ngày là chìa khóa vàng để thành công tạo ra sản phẩm của mình. Hy vọng bài viết trên, Yeubonsai cung cấp cho độc giả thông tin hữu ích nhất. 

Cùng chuyên mục