Kinh nghiệm tự chế keo liền sẹo đơn giản, hiệu quả cho cây bonsai
Sử dụng keo liền sẹo tự chế với những nguyên liệu tốt sẽ giúp cho cây bonsai nhanh lành vết thương và tiết kiệm chi phí.
Keo liền sẹo là gì? Công dụng thế nào?
Keo liền sẹo là một loại keo đặc biệt, có khả năng bảo vệ vết thương của cây, ngăn ngừa nhiễm trùng và kích thích quá trình phục hồi của mô cây. Keo liền sẹo có thể được sử dụng khi bạn cắt tỉa, ghép, chữa bệnh hoặc trồng mới cây cảnh. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại keo liền sẹo cho cây cảnh khác nhau, có thể phân loại theo thành phần, màu sắc, độ dính và độ bền.
Công dụng của keo liền sẹo
Dưới đây là một số công dụng của loại keo liền sẹo:
- Bảo vệ vết thương: Nếu cây có vết thương do cắt tỉa, gãy cành, bị sâu bệnh tấn công, hay bị thiệt hại do thời tiết, nó sẽ để lại những vết thương trên bề mặt. Khi có vết thương, cây dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, nấm mốc, hay các loài côn trùng gây hại. Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn có thể sử dụng keo liền sẹo để bôi lên những vết thương của cây. Keo liền sẹo sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ, ngăn không cho nước và không khí xâm nhập vào vết thương, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và khô héo.
- Kích thích mọc mầm non: Một công dụng khác của keo liền sẹo cho cây cảnh là kích thích sự phát triển của các mầm non nhờ có chứa các hoạt chất kích thích sinh trưởng như auxin, cytokinin, gibberellin…
- Tăng khả năng chịu đựng của cây: Keo liền sẹo có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, kali, canxi, magie, sắt, kẽm… sẽ cung cấp cho cây những nguyên tố thiết yếu để duy trì hoạt động sinh lý và tăng cường sức đề kháng.
Cách tự chế keo liền sẹo tại nhà đơn giản và tiết kiệm
Chuẩn bị nguyên liệu
- Sáp ong
- Lưu huỳnh
- Nhựa thông
- Cát mịn
Lưu ý: Lưu huỳnh và nhựa thông bạn cần cho vào cối giã mịn để dễ hòa quyện vào các thứ khác.
Cách làm
Bước 1: Tất cả cho vào niêu đất, đừng cho nhiều nhựa thông quá kẻo keo sẽ cứng, khó dính.
Bước 2: Khuấy đều vài phút cho mọi thứ hòa vào nhau rồi bắc ra để nguội.
Bước 3: Đổ vào lọ dùng dần, chừng này dùng cả năm không hết.
Bước 4: Khi sử dụng, vo viên 1 mẩu keo, bóp dẹp vài lần cho hơi ấm của tay làm keo dẻo ra, sau đó ấn vào vết cắt. Bạn có thể dùng chiếc đũa nhúng nước lăn trên vết cắt cho keo ép chặt vào. Một lưu ý quan trọng là keo phải bao phủ hoàn toàn vết cắt mới được, bởi nếu phần mép mà dính nước là vết cắt sẽ lâu liền.
Với cách làm keo liền sẹo như trên, bạn sẽ có được những mẻ keo đạt chất lượng với giá thành cực kỳ hợp lý.