Hai kỹ thuật tạo thế và tạo hình quan trọng nhất cho cây Bonsai
Tỉa cành và uốn cành là hai phương pháp cơ bản để tạo thế cho cây Bonsai. Nếu thành thạo được hai kỹ thuật này, chắc chắn bạn sẽ tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật từ thiên nhiên thu nhỏ vô cùng độc đáo.
Hiểu đúng và cây Bonsai
Nhiều người chưa tìm hiểu về cây Bonsai thường nghĩ đây là loại cây có chiều cao khiêm tốn. Thực tế cây Bonsai vốn là các loại cây thường, được trồng như bất kỳ loài cây nào, chỉ là chúng được kiểm soát bằng những kỹ thuật tinh vi để giữ chúng ở kích thước nhỏ mà thôi. Việc tạo thế cho cây Bonsai bao gồm các phương pháp cơ bản như tỉa cành thường xuyên và uốn cành, nhưng cũng có cả những kỹ thuật khó hơn như tạo ra một phần gỗ chết. Tuy nhiên đối với kỹ thuật khó này, bạn cần có thời gian học hỏi và thực hành mới có thể làm được.
Kỹ thuật tạo thế và tạo hình cho cây Bonsai
Tỉa cành và uốn cành là hai kỹ thuật quan trọng nhất đối với một cây Bonsai.
Tỉa cành Bonsai
Về cơ bản việc tỉa cành có: tỉa duy trì để duy trì và trau chuốt hình dáng vốn có của Bonsai, và tỉa cấu trúc, trong đó sẽ thực hiện tỉa cành nhiều hơn để tạo cho cây hình hoặc thế cơ bản.
Tỉa duy trì
Tỉa duy trì được thực hiện trong suốt mùa sinh trưởng, từ tháng 3 tới tháng 9. Việc tỉa để duy trì hình dáng cũ của cây. Bạn cần tỉa các cành đã phát triển ra ngoài kích thước tán hoặc hình dự kiến của cây bằng kéo cắt tỉa chuyên dụng.
Tỉa cấu trúc
Để tạo hình dáng cơ bản cho cây bonsai đòi hỏi phải tỉa những cành lớn, việc quyết định giữ cành nào sẽ tạo ra hình dáng cây như thế nào.
Thông thường đầu Xuân và cuối Thu là thời điểm thích hợp để tỉa cấu trúc cho cây. Mỗi cây sẽ có các tỉa cấu trúc khác nhau, bạn cần tham khảo cách tỉa của từng loại.
Trước tiên, bạn cần đặt cây lên bàn, ngang với tầm mắt và loại bỏ những phần chết trên cây. Bạn dành thời gian suy nghĩ xem muốn tạo dáng cây nào và bắt đầu tiến hành cắt tỉa cho phù hợp.
Uốn cành Bonsai
Uốn cành là một kỹ thuật căn bản để tạo hình cho cây Bonsai. Bằng cách quấn dây xung quanh các cành cây, bạn có thể uốn cong và định vị lại các cành. Bạn sẽ mất vài tháng để các cành tạo thành hình mới, sau đó cần tháo bỏ dây.
Việc uốn cành có thể được thực hiện quanh năm đối với hầu hết các loài cây. Các loài cây rụng lá nên được uốn vào cuối Đông vì lúc này lá đã rụng nên việc uốn trở nên dễ dàng hơn.
Bạn sử dụng vật liệu thích hợp trong uốn cành như dây nhôm và dây đồng. Dây nhôm được đùng cho các loài rụng lá, còn dây đồng cứng hơn dùng cho cây thông và cây lá kim. Các loại dây uốn cũng có nhiều độ dày khác nhau, từ 1 tới 8mm. Do đó, tùy theo từng loại cây bạn có thể lựa chọn độ dày khác nhau cho dây uốn.
Trên đây là hai kỹ thuật quan trọng nhất để tạo nên thế và dáng của một cây Bonsai. Nếu là người mới bắt đầu, bạn có thể học hỏi dần và thực hành từng bước một cẩn thận để cây có dáng vẻ hoàn hảo nhất.