Chăm sóc cây cọ đuôi ngựa có hình dáng lạ mắt
Mục lục
Cây cọ đuôi ngựa được yêu thích bởi hình dáng lạ mắt với những chiếc lá dài hướng cong ra ngoài. Cây thường được dùng để trang trí nội thất trong các văn phòng với ý nghĩa chiêu tài và thăng chức trong công việc.
Cây đuôi ngựa còn được gọi là cây lan bình rượu, cây náng đế, thuộc họ măng tây. Cây có thân mảnh, cao từ 1-2m, gốc phình rộng hình bán cầu giống như một cái đế đỡ cây. Vỏ cây màu xám, khi cây già phần vỏ sẽ có các vết nứt như mai rùa rất đặc biệt. Lá cây cọ đuôi ngựa thường mọc sát nhau thành từng chùm ở ngọn cây, có hình giống một dải duy băng dài màu xanh rủ xuống phía dưới. Cây có hoa nhỏ màu trắng sữa mọc thành chùm ở trên ngọn với cuống nhỏ.
Cây cọ đuôi ngựa sinh trưởng nhanh, có sức sống rất mãnh liệt. Cây có thể phát triển cả trong vùng đất ngập nước lẫn nơi khô hạn. Trong phong thủy, cây được trồng với ý nghĩa giúp gia chủ làm việc hiệu quả, nắm bắt thời cơ tốt và thăng tiến trong sự nghiệp.
Cách chăm sóc cây cọ đuôi ngựa
- Vị trí: Cây cọ đuôi ngựa bonsai là một loại cây rất khỏe mạnh, phát triển chậm, ít cần chăm sóc, thích hợp trồng trong khu vườn đầy nắng hoặc ở cửa sổ nhà bếp.
- Ánh sáng: Cây cọ đuôi ngựa thích ánh sáng gián tiếp nhưng cũng có thể chịu được ánh sáng mặt trời. Trong những tháng trời lạnh, cây sẽ ở trạng thái nửa ngủ đông nên cần được đặt ở nơi không có bóng dâm toàn phần.
- Nhiệt độ: Cây cỏ đuôi ngựa bonsai thích thời tiết ấm áp. Trong thời kỳ ngủ đông, cây cần được đặt ở nơi có nhiệt độ duy trì ở mức 10 độ C.
- Độ ẩm: Cây cọ đuôi ngựa không ưa ẩm nên sẽ phát triển tốt ở môi trường khô ráo trong nhà.
- Tưới nước: Cây cọ đuôi ngựa trữ nước trong thân cây nên chịu hạn tốt, không cần tưới nhiều. Cây có thể tồn tại tới 4 tuần mà không cần tưới nước. Bạn hãy dùng ngón tay để kiểm tra độ ẩm của đất, khi cảm thấy lớp đất mặt đã khô cứng, hãy tưới nước cho cây.
- Phân bón: Cây cọ đuôi ngựa cần được bổ sung dinh dưỡng trong mùa sinh trưởng. Khi cây còn non, bạn nên bón thêm một ít phân lỏng trong mỗi lần tưới nước. Trong những tháng mùa đông, bón phân hai tháng một lần.
- Thay chậu: Thay chậu cho cây khi bộ rễ đã mọc trùm ra khỏi lỗ thoát nước của chậu. Sau khi thay chậu, rễ cây dễ bị tổn thương nên bạn không nên tưới nước trong khoảng 6 tuần để tránh gây căng thẳng cho cây.
- Cắt tỉa và tạo kiểu: Vì cọ đuôi ngựa phát triển chậm và không có cành nên chúng không cần cắt tỉa tạo hình và nối dây. Để tạo hiệu ứng “tóc đuôi ngựa”, bạn cần cắt bỏ chùm lá ở ngọn cây để kích thích nó mọc ra những tán lá mới đều từ các phía. Việc cắt tỉa được thực hiện tốt nhất vào đầu mùa hè để cây phát triển khỏe mạnh.
Cây cọ đuôi ngựa bonsai có hình dáng lạ mắt, dễ chăm sóc và mang ý nghĩa thăng tiến trong phong thủy nên rất phù hợp để trồng trong văn phòng. Nếu bạn thích cây cọ đuôi ngựa bonsai hãy thử trồng nhé!