Cây tuyết tùng bonsai: Loại cây mang ý nghĩa đặc biệt

Tại Việt Nam, cây tuyết tùng hiện được sử dụng phổ biến để làm cảnh. Cây mang nhiều ý nghĩa về phong thủy, thể hiện cho sự trường tồn, bền bỉ với tháng năm. Chính vì vậy, tuyết tùng thường được xem là loại cây phong thủy rất thích hợp làm quà tặng vào những dịp quan trọng, đặc biệt là mừng thọ.

Cây tuyết tùng bonsai

Đặc điểm cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng có tên tiếng là Anh Cedar, tên khoa học là Cedrus, thuộc một chi của cây thường xanh, họ Thông. Cây có nguồn gốc ở miền nam nước Mỹ.

Tuyết tùng được coi là sự lụa chọn hoàn hảo cho cây cảnh vì có khả năng sinh trưởng tốt, không tốn quá nhiều công chăm sóc. Cây phát triển tốt nhất tại những khu vực có nhiều nắng, nhiệt độ từ 7-9 độ C nhưng cũng sống được tại các vùng khác.

 Trong tự nhiên, cây tuyết tùng có thể đạt chiều rộng lên đến 12,2m. Tuy nhiên khi được trồng làm cảnh, chúng chỉ cao khoảng 50cm đổ lại.

Cây tuyết tùng có lá hình kim dài khoảng 5-8cm, màu xanh, mọc xếp lại thành hình gần giống xoắn ốc.

Đặc điểm khiến tuyết tùng được ưa chuộng làm cây cảnh là lớp vỏ cây thô ráp và nứt nẻ. Nó mang đến cảm giác của một cây cổ thụ tự nhiên. Các cành của cây không quá lớn và dễ dàng phân nhánh phân nhánh. Thêm nữa là loại cây này rất dễ kiếm. Những đặc điểm của tuyết tùng khiến nó trở thành loại cây phù hợp nhất cho những người mới bắt đầu chơi bonsai.

Tuyết tùng được coi là sự lụa chọn hoàn hảo cho cây cảnh

Kỹ thuật chăm sóc cây tuyết tùng

  • Đất: Tuyết tùng có thể phát triển tốt trên hầu hết mọi loại đất. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu đất ở mức độ pH trung tính đến hơi kiềm.
  • Tưới nước: Các cây du không thích bị sũng nước nên tuyết tùng cần được giữ ở nơi có độ ẩm vừa. Cần tưới nước nhiều hơn cho cây vào mùa xuân.
  • Ánh sáng: Tuyết tùng có thể sống được ở nơi có ánh sáng hoàn toàn đến một phần. Tuy nhiên, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt trong thời gian dài, chúng sẽ xoay lá của mình thành cạnh. Điều này nhằm hạn chế sự tiếp xúc của lá với tia nắng. Khi tình trạng này xảy ra, chỉ cần đặt cây trong bóng râm vài ngày là lá sẽ quay trở lại hình dạng phẳng ban đầu. Vào mùa đông, cần bảo vệ tuyết tùng khỏi gió mạnh, lạnh, khô và sương giá dưới 20F.
  • Bón phân: Thời điểm để bón phân phù hợp nhất với tuyết tùng là vào mùa xuân sau khi cây đã ra lá và bón lần hai vào cuối hè hoặc đầu thu. Sử dụng phân bón hóa học hoặc phân hữu cơ để bón.
Đảm báo độ ẩm vừa cho cây
  • Cắt tỉa: Việc cắt tỉa nên thực hiện vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Để phân nhánh, hãy kẹp các chồi mới trở lại 2 lá sau khi chúng đã có 4 hoặc 5 lá.
  • Đi dây: Việc đi dây có thể thực hiện bất cứ lúc nào, nhưng cần chú ý kiểm tra dây vì chồi và cành có thể phồng lên rất nhanh. Vì các cành có dây có xu hướng mất sức sống nên đừng kìm hãm quá mức sự phát triển của cành có dây.
  • Thay chậu: Đầu mùa xuân là thời điểm tốt nhất để thay chậu sau đó là mùa thu. Khi thay chậu có thể mạnh tay cắt bỏ gốc rễ.
  • Sâu bệnh: Sâu bướm là loài có thể phá hủy tán lá của tuyết tùng trong thời gian rất ngắn.

Tuyết tùng bonsai là cây mang nhiều ý nghĩa về phong thủy, thể hiện cho sự trường tồn, bền bỉ. Nếu bạn thích loài cây này thì hãy thử trồng nhé!

Cùng chuyên mục