Cây Tùng La Hán dáng nào đẹp nhất? Chi tiết cách uốn Tùng La Hán bonsai

Cây cảnh Tùng La Hán là loại cây được giới mê cây cảnh yêu thích. Với đặc điểm về thân và tán lá, Tùng La Hán không thể thiếu trong bộ sưu tập bonsai của các nghệ nhân.

Những dáng thế đẹp và thường gặp nhất của Tùng La Hán

Cũng giống như các loại cây cảnh bonsai khác, dáng cây Tùng La Hán cũng có 4 loại thế cơ bản với các “cốt cách” riêng như:

Dáng trực

Cây Tùng La Hán dáng trực có phần thân mọc thẳng đứng và không đổi hướng khi phát triển, thân cây thuôn dần từ gốc đến ngọn. Với cây dáng trực quân tử thì ngay từ khi cây bắt đầu sinh trưởng đến khi phát triển lớn mạnh, cây luôn  mọc thẳng đứng và hoàn toàn không bị biến đổi. Cũng vì thế mà cây mang cái tên gọi như người quân tử hiên ngang, bản lĩnh, dẫu phong ba bão táp, cuộc sống khắc nghiệt cũng vẫn giữ được cốt cách thanh cao cùng vẻ khí phách, kiên cường.

Trái với sự hiếm hoi trong dáng trực quân tử của Tùng La Hán, ở ngoài tự nhiên chúng ta thường dễ dàng bắt gặp Tùng La Hán dáng trực lắc hơn. Thân cây không mọc thẳng mà lắc từ dưới lên đến ngọn, cây có thể được các nghệ nhân áp dụng cách uốn cây Tùng La Hán theo chủ ý riêng.

Dáng xiêu

Cây Tùng sở hữu dáng xiêu đem đến một vẻ đẹp tinh tế và mềm mại hơn khi trục cây không dựng thẳng mà hơi nghiêng nằm ngang. Tùng La Hán dáng xiêu biểu thị cho sức mạnh nội tại bên trong, dẫu trăm ngàn ngang trái thì cây dáng xiêu vẫn vươn mình xanh tốt. Vì thế trong các cách uốn Tùng La Hán thì thế cây này cũng rất được yêu thích.

Dáng hoành

Khi quan sát, bạn sẽ nhận thấy trục của thân Tùng La Hán dáng hoành thường nằm ngang hẳn so với mặt chậu. Nếu trước kia Tùng La Hán dáng hoành chỉ xuất hiện tại các gia đình quý tộc, thể hiện sự bề thế, uy phong của gia chủ thì ngày nay người ra yêu thích nó không đơn giản bởi nét thẩm mỹ độc đáo mà còn thể hiện những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp về sự may mắn, tài lộc.

Dáng huyền

Cây Tùng dáng huyền mang vẻ đẹp uyển chuyển, nhẹ nhàng, lại vừa kiên cường, mãnh liệt. Vì những cây Tùng La Hán dáng huyền thường chỉ mọc trên sườn núi, đá dốc. Gia chủ khi lựa chọn cách uốn cây Tùng La Hán kiểu này nên phối cùng tiểu cảnh vườn Nhật để tăng thêm sự hút.

Tùy theo sở thích của từng người, cây Tùng La Hán sẽ được uốn theo các dáng bonsai phù hợp nhất.

Kỹ thuật uốn cây Tùng La Hán

Đầu tiên, bạn cần chọn một cây Tùng lâu năm, thân to khỏe, không bị sâu hại hay bệnh tật, cành nhánh nhiều (lưu ý, nhánh có đủ dạng lớn, bé, mọc dài ngắn các phía…), bộ rễ khỏe, thân có độ nghiêng tự nhiên. Lấy cây ra khỏi chậu và đặt ở các vị trí thích hợp để dễ quan sát khi định hình tư thế và chọn kiểu dáng đẹp cho cây.

  • Bước uốn cây Tùng La Hán tiếp theo chính là dùng dây kim loại quấn theo đúng chiều nghiêng của thân, sau đó uốn tạo dáng khống chế thân theo ý định của mình.
  • Căn cứ vào tư thế của thân chính để tiến hành uốn cành chính một cách tương ứng, sau đó cân nhắc đến vị trí chính – phụ của những cành tiếp theo, độ thưa dày của lá, các tầng của tán…
  • Hãy tạo hình cho cành lớn, cành nhỏ của cây với một bố cục hợp lý và phân tầng cành lá cho cây Tùng bonsai.
  • Cách uốn cây Tùng La Hán là thực hiện việc cắt bỏ những nhánh, cành thừa để bước tiếp theo có cơ sở cắt tỉa tiếp.
  • Bước tiếp theo là cắt sửa bộ rễ, bỏ những rễ quá dài để kích thích mọc rễ mới khi trồng vào chậu. Bạn nên lựa chọn loại chậu phù hợp với thế cây.

Trên đây là những dáng cây Tùng La Hán bonsai thường gặp và một số kỹ thuật uốn cây cơ bản. Nếu yêu thích Tùng La Hán, bạn có thể trồng một cây con và uốn tỉa, chăm sóc khi chúng còn là những cây nhỏ.

Cùng chuyên mục