Cây du Trung Quốc bonsai: Loại cây có vẻ ngoài tuyệt đẹp, dáng linh hoạt và dễ chăm sóc

Cây du Trung Quốc được biết đến với vẻ ngoài tuyệt đẹp, dáng linh hoạt và dễ chăm sóc. Chính vì vậy mà loài cây này đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới bonsai.

Cây du Trung Quốc

Đặc điểm của cây du Trung Quốc

Cây du Trung Quốc hay còn được biết đến với tên Elm Trung Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong tự nhiên, loài cây này có thể phát triển cao tới 20 m nhưng với trong nghệ thuật bonsai nó thường chỉ dao động từ 0,5-1m.

Điểm đặc biệt nhất ở cây du Trung Quốc là lớp vỏ cây. Chúng thường có màu từ nâu xám đến nâu đỏ với nhiều họa tiết tự nhiên. Lá cây nhỏ, hình bầu dục và có răng cưa dọc theo mép. Khi mùa thu đến lá cây sẽ chuyển sang màu cam và rụng.

Cấu trúc nhánh nổi bật khiến cây du Trung Quốc trở nên nổi bật giữa so với các loại cây bonsai khác. Thân cây xương xẩu với các nhánh đua nhau vươn thẳng lên theo những góc nhọn tạo nên nét độc đáo.

Cây du Trung Quốc có khả năng thích ứng linh hoạt nên có thể trồng cả trong nhà lẫn ngoài vườn. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt trong nhà thì cần chăm sóc kỹ lưỡng hơn.

Cây du Trung Quốc có khả năng thích nghi cao

Cách chăm sóc cây du Trung Quốc

Dù là loại cây có khả năng thích nghi cao, dễ chăm sóc và phù hợp cho những người mới bắt đầu chơi bonsai nhưng để cây du Trung Quốc phát triển tốt thì cần tuần thủ các yếu tố sau:

  • Nhiệt độ: cây du Trung Quốc phát triển tốt nhất trong khoảng từ 25-23 độ C. Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.
  • Ánh sáng: dù cần nhiều ánh sáng để phát triển nhưng cây du Trung Quốc cũng dễ bị bị tổn thương lá và vỏ cây khi bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng với nhiệt độ quá cao. Ánh nắng gián tiếp hoặc được lọc là phù hợp nhất với loài cây này.
  • Tưới nước: cây du Trung Quốc cần độ ẩm ổn định mới có thể phát triển mạnh. Chính vì vậy, chỉ cần đảm bảo lớp đất của cây không bị quá khô. Nếu tưới quá nhiều hoặc để rễ cây bị ngâm trong nước đọng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nấm bệnh, thối rễ.
  • Bón phân: Cây cần được bón cân đối phân có hàm lượng phốt pho, nito và kali với tỉ lệ đều nhau hai tuần/lần vào mùa xuân-hè.
  • Cắt tỉa: khi cắt tỉa cây du Trung Quốc cần dùng kéo sắc và sạch sẽ. Cần loại bỏ các cành hỏng rồi mới tiến hành tạo hình cho cây nhưng không cắt tỉa quá nhiều tại một thời điểm.
Cây cần độ ẩm ổn định
  • Tạo dáng: để uốn và tạo hình cho cây du Trung Quốc cần dùng kỹ thuật nối dây, cắt cành, dùng dây thép hoặc tạ để uốn cành theo ý thích.
  • Sâu bệnh: các loại sâu bệnh hay gặp ở cây du Trung Quốc là nhện nhện, côn trùng vảy và rệp. Cần kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ.
  • Nhân giống: cách nhân giống phổ biến nhất với cây du Trung Quốc là giâm cành.
  • Thay chậu: thời điểm thích hợp để thay chậu là vào đầu mùa xuân khi rễ cây đã mọc ra khỏi lỗ thoát nước.

Trên đây là các đặc điểm và cách trồng cây du Trung Quốc bonsai. Đây là loại có vẻ ngoài tuyệt đẹp, dáng linh hoạt và dễ chăm sóc. Nếu bạn thích cây du Trung Quốc bonsai thì hãy thử trồng một cây nhé!

Cùng chuyên mục