Cận cảnh cây bonsai 400 tuổi, được 5 thế hệ thay nhau chăm sóc
Cây thông trắng này trồng vào năm 1625 và được 5 thế hệ trong gia đình nghệ nhân Yamaki chăm sóc trước khi được trao tặng cho Vườn ươm quốc gia Mỹ vào năm 1975.
Câu chuyện về cây thông trắng vẫn xanh tươi, trường tồn dù trải qua thảm họa ném bom nguyên tử kinh hoàng san phẳng thành phố Hiroshima đến nay vẫn được lưu truyền.
Được biết, vụ ném bom nguyên tử ngày 6/8/1945 với sức công phá của khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng khoảng 140.000 người. Thậm chí, người ta nhận định, không thứ gì có thể sống sót và mọc lên từ nền đất cằn cỗi của Hiroshima trong hơn 70 năm tiếp đó.
Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn luôn có những phép màu. Vào thời điểm Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, gia đình nghệ nhân Masaru Yamaki sống cách địa điểm bị thả bom chỉ 3,2km, may mắn họ đều sống sót và cây thông trắng bonsai được nghệ nhân này chăm chút cũng vẫn đứng vững nhờ một bức tường bao quanh khu vườn.
Được biết, cây thông trắng do bậc thầy bonsai Masaru Yamaki trồng vào năm 1625. Trước khi trao tặng cho Vườn ươm quốc gia Mỹ vào năm 1975, cây bonsai này đã được 5 thế hệ trong gia đình nghệ nhân Yamaki chăm sóc.
Hiện nay, dù đã gần 400 năm tuổi, cây thông trắng chỉ cao khoảng hơn một mét, với thân dày và tán lá kim ngắn màu xanh điểm vàng. Những sợi dây tạo thế cố định để cành cây không vươn thẳng về phía mặt trời.
Câu chuyện về cây bonsai có tuổi đời cực khủng này khiến không ít người kinh ngạc. Không chỉ vì sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian, mà còn vì sự chăm sóc cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ mà 5 thế hệ trong gia đình nghệ nhân Masaru Yamaki luôn truyền tay nhau như báu vật. Cho đến ngày nay, cây thông trắng này được cho là một biểu tượng cho mối quan hệ hòa giải giữa Nhật và Mỹ hậu Thế Chiến II.
Một số hình ảnh về biểu tượng bonsai Nhật Bản: