Các dáng thế Bonsai Nhật Bản nổi tiếng không nên bỏ lỡ
Nhắc tới Bonsai, ta không thể bỏ qua việc tạo thế cho cây. Kiểu dáng Bonsai Nhật Bản thu hút rất nhiều người đam mê cây cảnh thích tìm hiểu. Người thưởng thức mãn nhãn bởi tác phẩm nghệ thuật sống tuyệt vời từ bàn tay nghệ nhân. Bài viết sau, chúng ta hãy cùng Yeubonsai khám phá những cách tạo thế phổ biến, độc đáo nhất.
#1. Moyogi Bonsai (Dáng trực lắc)
Đây là một trong kiểu dáng phổ biến nhất cây cảnh. Cây Bonsai theo kiểu Moyogi có thân hơi cong và nhỏ dần về phía đỉnh. Cành cây được phân bố không đối xứng. Các cành ở phía dưới thường chìa ra ngoài. Bạn có thể tưởng tượng Moyogi theo hình một tam giác cân. Bonsai có đường nét thanh thoát, đẹp đẽ và tự nhiên. Các loại cây phù hợp để sử dụng nhất: Pinus, Acer, Juniperus, and Conifers.
#2. Chokkan (Dáng trực)
Một kiểu dáng cơ bản của Bonsai. "Chokkan” trong tiếng Nhật được hiểu với nghĩa "thẳng đứng”. Trong Bonsai, mô phỏng hình dáng cây trong tư thế đứng thẳng. Thân thon dần và cành ngắn hơn từ dưới lên trên. Rễ ở gốc cây xòe ra đẹp mắt. Bố cục cân đối với thân cây và chậu. Phong cách này thể hiện vẻ đẹp thanh lịch, mạnh mẽ của Bonsai.
#3. Bunjin-gi (Dáng văn nhân)
Nếu bạn đang tìm kiếm phong cách Bonsai độc lạ thì không nên bỏ qua Bunjin-gi. Đặc trưng bởi thân cây mảnh mai chỉ có một vài nhánh. Cành có độ cong và độ uốn lượn tinh tế. Kiểu dáng này được lấy cảm hứng của tranh phong cảnh của họa sĩ Trung Quốc xưa. Người ta tái tạo cây cảnh theo hướng trừu tượng. Bunjin-gi thể hiện sự tinh tế, sang trọng và duyên dáng của Bonsai.
#4. Kengai (Dáng thác đổ)
Kengai là kiểu dáng Bonsai tạo nhiều ấn tượng đối với người xem. Trong tiếng Nhật từ "Kengai” nghĩa là “Thác nước”. Trong Bonsai, dùng để mô phỏng hình dáng cây có cành và thân chủ yếu phát triển phía dưới như nước rơi từ đỉnh xuống. Cây bám vào vách đá thể hiện sức mạnh sống kiên cường trước tự nhiên khắc nghiệt. Để tạo ra kiểu Kengai là điều không hề dễ dàng, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của người thực hành. Kengai đem tới cảm giác tinh tế, hòa mình vào thiên nhiên.
#5. Hokidachi (Dáng cái chổi)
Hokidachi Bonsai được đặc trưng bởi cây có thân thẳng đứng và cành phát triển theo hình dạng "quạt” hoặc "chổi”. Cành bắt đầu từ một điểm trên thân cây có chiều cao bằng khoảng ⅓ chiều cao thân cây. Phong cách cây cảnh này được coi là biến thể của Chokkan mang tới cảm giác độc đáo, mới lạ. Gợi nhớ tới những cây đơn độc phát triển mạnh mẽ, tự nhiên.
#6. Seki joju (Dáng bám đá)
Thật ấn tượng khi hình ảnh Bonsai dường như được trồng hoặc mọc trên đá. Rễ cây trồi lên mặt đá được hiểu ngầm như tình huống khó khăn từ môi trường tự nhiên mà cây cần đối mặt đấu tranh. Một trong kiểu dáng độc đáo gợi lên nhiều suy nghĩ, chiêm nghiệm. Trồng Bonsai là cả một nghệ thuật lớn.
#7. Fukinagashi (Dáng gió thổi)
Phong cách là ví dụ điển hình về sự khắc nghiệt tự nhiên mà cây phải đối mặt. Thân cây đổ về một phía do gió thổi theo một hướng nhất định. Cành và lá phát triển từ thân cây nhưng đều mọc theo hướng đó. Fukinagashi cho người ta một cái nhìn hoàn toàn tự nhiên dễ thấy cũng như bắt gặp trong đời sống thường ngày. Trong nghệ thuật Bonsai, kiểu dáng là công cụ để mượn gợi ý nhiều triết lý.
#8. Yose-ue (Dáng rừng cây)
Đây là một phong cách hướng người ta đặc biệt chú ý tới không gian mở. Tựa như một khu rừng thu nhỏ gồm nhiều cây cao được xếp so le. Mỗi cây có sự khác nhau về kiểu dáng, kích thước chiều cao làm nên sự đa dạng. Mang tới cho người nhìn cảm giác chân thực, tự nhiên và sống động. Yose-ue thu hút chúng ta hướng ánh mắt tới nhiều cây trong chậu thay vì chỉ một cây duy nhất.
Kiểu dáng Bonsai Nhật Bản tạo nên sự ấn tượng và nâng cao giá trị thẩm mỹ. Gợi ra những liên tưởng phong phú, cảm giác trừu tượng nghệ thuật chơi cây cảnh. Nó không chỉ còn là thú vui đơn thuần mà còn là công sức, quan niệm nhân sinh của chính nghệ nhân. Người đam mê Bonsai nhất định không nên bỏ lỡ các kiểu dáng trên.