Bonsai dáng nhân văn là gì? Top những tác phẩm đẹp mắt
Bonsai dáng nhân văn rất đặc biệt, chúng được tạo hình từ 1 thân cây đơn thon dài và có rất ít cành. Trong phong thủy, dáng cây này được quan niệm mang đến may mắn, bình an và tài lộc.
Bonsai dáng nhân văn là gì?
Cây bonsai dáng văn nhân là một thế cây bonsai đẹp nhằm đem đến sự tinh tế, thanh lịch cho không gian sống. Tư thế của cây bonsai trông giống như là một bức tranh cổ điển, được lấy cảm hứng từ nền văn học Trung Hoa.
Dáng cây bonsai này thường được tạo hình từ 1 thân cây đơn thon dài và có ít cành hơn những dáng khác. Cây bonsai văn nhân có thân vươn cao, mang lại vẻ ngoài đầy uyển chuyển và tĩnh lặng. Đồng thời, các nghệ nhân bonsai cũng lưu ý tới việc tạo ra hệ rễ cây phù hợp. Vừa đủ để có thể trồi lên phía trên mặt đất một cách đẹp mắt.
Trong phong thuỷ, cây bonsai dáng văn nhân được xem là mang lại sự may mắn, bình an và tài lộc cho người trồng. Theo tư tưởng phong thủy, cây bonsai có khả năng làm cân bằng năng lượng không gian sống.
Vì sao nên chọn uốn bonsai dáng nhân văn từ cành rơi
Khi tạo dáng bonsai văn nhân, nhiều nghệ nhân lựa chọn uốn cành rơi vì những lý do sau:
- Đa chiều: Khi bạn uốn cần tạo được độ lắc và xoắn cho cành rơi sao cho khi người xem nhìn ngắm từ mọi góc độ đều thấy đẹp, hài hòa.
- Độ khó: Uốn cành cây thành dáng khúc khuỷu là một thử thách rất khó khăn. Nhưng khi cây đã già, hình dáng cây độc đáo sẽ tạo nhiều ấn tượng mạnh đối với người xem. Nếu chúng ta có thể uốn được 2 khúc khuỷu trong cùng 1 cành, sự ấn tượng còn tăng lên gấp bội.
- Độ già và tỉ lệ: Khi bạn uốn cành rơi với một tỉ lệ hợp lý. Khi cây bonsai già đi thì sẽ vẫn giữ được dáng cây đẹp, ấn tượng.
Uốn tạo dáng bonsai nhân văn từ cành rơi như thế nào?
- Bạn cần dùng những loại dây dày hơn cành thường để quấn dây cho cành rơi. Mục đích nhằm giữ được độ bền khi uốn cong nhiều. Để tránh trường hợp làm nứt hoặc gãy cành, bạn nên sử dụng dây cao su non hoặc dây nilon để bó chặt.
- Trong quá trình quấn dây, bạn nên chú ý đến đỉnh của những đường cong và dùng dây nhôm để tránh bị gãy. Đầu tiên, bạn nên uốn xuống 1 nhịp ngay tại sát chân cành để tạo được co đầu tiên. Sau đó bạn uốn vòng ra phía sau tạo co thứ hai và đảm bảo chiều sâu cho cành.
- Khi tạo được độ cong vừa đủ, bạn hãy uốn cành về lại phía trước và hơi chếch xuống phần dưới gốc. Tiếp theo, bạn tiếp tục uốn cành để tạo co thứ 3 có độ cong hơi chếch lên phía trên nhằm tạo được độ đa chiều cho cành.
- Sau đó, bạn lại tiếp tục uốn vòng xuống để tạo co thứ 4, uốn cành ra phía trước, chếch xuống dưới. Cứ như vậy bạn uốn đến co thứ 5, 6 và tiếp tục uốn để tạo được một cây bonsai thế văn nhân với cành rơi đẹp mắt.
- Để tạo được độ dày cho cành và vẻ đẹp đa chiều cho cây bonsai, phần cành uốn lên trên đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vậy, bạn cũng không cần tuân theo chu kỳ uốn theo đúng thứ tự sau, trên, trước, mà bạn hoàn toàn có thể uốn theo ý muốn.
- Hoặc để tạo ra bất ngờ cho người xem, các co uốn có thể được tạo theo những cách khác nhau. Miễn là giữ đúng nguyên tắc: độ rộng của các co giảm dần từ chân cành cho tới đầu ngọn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bonsai dáng nhân văn và ý nghĩa phong thủy của dáng cây này. Yêu thích nghệ thuật bonsai nói chung và dáng cây nhân văn nói riêng, bạn có thể thực hành uốn cành rơi để tạo nên những tác phẩm đẹp mắt.