9 bước tạo lũa bonsai cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật lũa trong bonsai giúp phát huy toàn bộ vẻ đẹp của những phần cây, kể cả khi những cây này đã chết, chúng vẫn có thể “tái sinh” một cuộc đời mới mang đầy tính nghệ thuật.

Lũa bonsai (tanuki) là một trong những kỹ thuật làm bonsai Nhật Bản. Đối với kỹ thuật này, những nghệ nhân sẽ dùng các cây gỗ đã chết làm nơi để cây sống tựa vào mà phát triển. Nhờ đó, một tác phẩm nghệ thuật bonsai độc đáo mới cũng sẽ ra đời.

Lũa bonsai là quá trình mà những người trồng cây cảnh cần phải học hỏi và từng bước thực hiện. Hiện nay, các dụng cụ chuyên dụng cũng đã giảm tải quá trình tạo lũa bonsai cho người trồng cây. Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ làm lũa thông dụng, có tới 13 mũi lũa khác nhau.

Tuy nhiên, dù máy móc đã hỗ trợ phần lớn các công đoạn thực hiện, tuy nhiên điều quan trọng không kém quyết định đến tác phẩm của bạn phụ thuộc vào óc thẩm mỹ và tay nghề của từng người.

Dụng cụ làm lũa

Dưới đây là các bước tạo lũa cơ bản từ một cây chết:

Bước 1: Chuẩn bị

Bạn chuẩn bị đủ dụng cụ và các chậu (có thể dùng chậu nhựa) và khoan 4 lỗ cách đều nhau.

Bước 2: Xác định vị trí gốc cây

Bạn nên xác định vị trí gốc cây sẽ được gắn vào chậu trồng bonsai. Tiếp đó, có thể sử dụng bút đánh dấu và vẽ đường thẳng trên thanh gỗ, song song với đáy chậu, càng gần với thân cây càng tốt. Dùng chưa cay, cắt gỗ theo đường kẻ cho gốc thật phẳng.

Bước 3: Khoan lỗ trên thân cây

Sử dụng một mũi khoan để khoan lỗ thí điểm cho 4 ốc vít nhỏ. Các lỗ thí điểm phải được gắn chắc vào cây gỗ và đặt gần với các lỗ đã được khoan trước đó ở chậu.

Bước 4: Làm chậm quá trình mục gỗ

Muốn làm chậm quá trình mục gỗ, bạn có thể đặt đá vào đáy của chậu để giảm lượng gỗ tiếp xúc với đất ẩm. Các viên đá có thể được xếp chồng lên nhau để đạt được chiều cao mong muốn. Hãy cắt các viên đá với kích thước vừa đủ để đặt khít vào đáy của chậu trồng bonsai.

Bước 5: Chọn cây phù hợp

Chọn chủng loại cây phù hợp để lũa bonsai. Việc chọn chủng loại cây không hề dễ dàng, vì vậy, nếu bạn không có kinh nghiệm hãy tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.

Bước 6: Cắt rãnh trên thân gỗ chết

Sử dụng máy mài khuôn cắt một rãnh trên thân gỗ chết. Rãnh cần có độ sâu và độ rộng gấp đôi thân cây còn sống để đảm bảo sau 3 đến 5 năm, thân cây sống vẫn nằm gọn trong rãnh đó. Nếu rãnh được khoan quá nông, cây khi phát triển sẽ tự trồi ra khỏi rãnh.

Bước 7: Gắn thân cây sống theo rãnh khoan trên thân gỗ chết

Bạn cần sử dụng đinh để ghim thân bách vào thân gỗ chết. Hãy làm từ dưới gốc cây lên và cố gắng sử dụng càng ít đinh ốc càng tốt.

Bước 8: Đặt gốc gỗ lên trên tảng đá vào trong chậu

Đặt gốc gỗ lên trên tảng đá vào trong chậu bonsai. Hãy nhớ nhẹ tay tránh làm ảnh hưởng tới rễ cây sống.

Bước 9: Cố định bằng dây đồng

Luồn dây đồng qua các lỗ dưới đáy chậu và lỗ gắn trên gốc gỗ chết, xoắn dây để cố định. Sau khi cố định thân gỗ chết bằng dây đồng, bạn cần đảm bảo thân gỗ đứng vững chắc. Cuối cùng, bạn đổ thêm hỗn hợp đất vào chậu cây cảnh.

Khi hoàn thành, bạn cần tưới nước để cây không bị khô, tránh ánh sáng mặt trời, gió trong khoảng 2 tuần. Sau đó, bạn đưa cây ra ngoài ánh sáng mặt trời để cây phát triển.

Khi cây đã phát triển khỏe mạnh, bạn có thể bắt đầu nối dây, tạo hình cành cây và chạm khắc,… theo ý thích của bản thân. Chỉ khoảng 1 năm, cây sẽ cứng cáp, lúc này bạn có thể bỏ dây cố định quanh cây mà không sợ bị bật gốc hoặc bật cành.

Trên đây là những bước tạo lũa bonsai cơ bản, để có được những chậu bonsai đẹp, bạn cần học hỏi các kiến thức và thực hành nhiều để rèn luyện tay nghề.

Cùng chuyên mục