8 sai lầm phổ biến của người mới bắt đầu với Bonsai

Giống như nhiều loại hình nghệ thuật khác, bonsai đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn của người thực hành. Những người đam mê cây cảnh mất nhiều năm để trở thành chuyên gia. Tất cả chúng ta đều có thể được hưởng bí quyết, kinh nghiệm từ người đi trước. Bài viết sau là 7 sai lầm phổ biến của người mới bắt đầu với bonsai mà bạn nên tránh. 

Thiếu kiến thức loại cây

Mỗi loại cây bonsai đều có yêu cầu chăm sóc đặc biệt. Vì vậy việc tìm hiểu thông tin về cây mình đang nuôi từ sách hoặc học hỏi từ người có kinh nghiệm là quan trọng. Nếu không sẽ dẫn tới việc làm không đúng cách, cây sức sống yếu và chết. Tính kiến nhẫn là yếu tố then chốt để bạn trở thành một "bậc thầy” về cây cảnh. 

Sử dụng sai loại đất

Bonsai có yêu cầu về đất khác với các loại cây thông thường khác. Sử dụng sai đất làm thoát nước kém dẫn tới thối rễ chết cây. Đất được sử dụng phải là loại chuyên dụng, có tính thoát nước, giữ độ ẩm tốt và giàu chất dinh dưỡng. Không nên sử dụng đất vườn vì có nhiều chất cặn bã làm tổn thương cây. Bên cạnh đó, tìm hiểu việc pha trộn đất đúng tỉ lệ tạo ra môi trường lý tưởng cho cây phát triển.

Tưới nước quá nhiều hoặc quá ít

Sai lầm phổ biến của người mới bắt đầu bonsai là tưới nước không đúng cách. Khi tưới nước quá nhiều làm cho rễ cây bị úng, lá màu vàng và rụng. Cách tốt nhất để xác định thời điểm tưới nước là thọc ngón tay xuống đất để kiểm tra độ ẩm. Bonsai cần chế độ tưới nước phù hợp để đảm bảo độ ẩm. 

Cắt tỉa cành

Cắt tỉa là hoạt động cần thiết duy trì hình dáng tạo kiểu mà bạn mong muốn. Tuy nhiên bạn hãy tìm hiểu kỹ cách cắt tỉa hoặc tham khảo từ những người có kinh nghiệm. Hoạt động này mang lại cảm giác thư giãn, tính thiền định và cho phép bạn kết nối với cây cảnh. Tuy nhiên, bạn không nên quá bận tâm vào việc cắt tỉa cành. Bonsai cần thời gian phục hồi sau cắt tỉa. 

Cung cấp ánh sáng

Bonsai cần một lượng ánh sáng đủ để duy trì quá trình quang hợp. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo cây ở vị trí nhận được nhiều ánh sáng. Nếu trồng trong nhà thì có thể thêm nguồn ánh sáng nhân tạo bằng các loại đèn. Bonsai được đặt ở vị trí phù hợp sẽ đảm bảo đầy đủ yếu tố thuận lợi từ môi trường: Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

Bón phân

Bón phân là hoạt động cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu như bạn bón phân quá liều lượng sẽ làm cản trở sự phát triển của cây. Không nên bón phân khi cây yếu đi vì có thể làm cây bị độc tố. Nếu bạn là người mới bắt đầu thì nên tham khảo ý kiến của người trồng cây kinh nghiệm lâu năm. Nên chọn loại phân NPK, hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

Không bảo vệ cây khỏi sâu bệnh

Bạn nên kiểm qua và quan sát dấu hiệu trên cây một cách thường xuyên. Các loại côn trùng, rệp, bọ ve,... sẽ xâm nhập cây bất cứ lúc nào làm cho cây yếu đi. Sức tàn phá của nó khá mạnh. Bạn chăm nhổ bỏ cỏ hoặc cắt tỉa lá cây bị yếu giảm nguy cơ sâu bệnh. Hãy chuẩn bị sẵn loại thuốc xịt phòng ngừa sâu bệnh, kiểm soát sự lây lan. 

Không thay chậu

Bonsai được thay chậu từ 2-5 năm một lần tùy mỗi loài. Nếu bạn không thay chậu thì sẽ làm cho cây kém sinh trưởng và chết. Tuy nhiên, việc thay chậu cũng phải được diễn ra cẩn thận và đúng cách. Kiểm tra tình trạng sức khỏe cây trước khi quyết định thay chậu. Cắt bớt rễ đen hoặc yếu để kích thích sự phát triển của rễ. Chậu được chuẩn bị phải là chậu có lỗ thoáng khí, dễ thoát nước. Hãy chăm sóc cây sau khi thực hiện xong quá trình.

Nuôi trồng bonsai là quá trình từ thất bại tới thành công và phải học hỏi liên tục. Khi tránh được cách sai lầm trên, bạn sẽ được nâng cao kiến thức về cây cảnh. Khi chính mình thực sự dồn tâm huyết vào nghệ thuật bonsai, bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc nhất.

Cùng chuyên mục