7 lời khuyên thay chậu cây cảnh mà bạn nên biết
Thay chậu cho cây cảnh là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho cây. Chúng cung cấp không gian mới cho rễ, cải thiện thoát nước và không khí. Bên cạnh đó, giúp nâng cao vẻ đẹp thẩm mỹ cho cây cảnh. Tuy nhiên có một số lưu ý mà người mới bắt đầu hoặc chơi lâu năm đều cần phải ghi nhớ để tránh hậu quả đáng tiếc.
Thay chậu cho những cây khỏe mạnh
Bạn nên thay chậu cho cây của mình khi nó ở trạng thái tối ưu, khỏe mạnh và có sức sống tốt. Nếu lạm dụng kỹ thuật này thì sẽ làm cây giảm tuổi thọ. Khi cây yếu thì tốt nhất bạn không nên thay chậu. Hãy chăm sóc trước để cây khỏe hơn rồi mới thay chậu vào mùa tiếp theo. Làm như vậy, bạn sẽ đảm bảo được sự sống sót của cây sau quá trình thay chậu.
Duy trì độ ẩm
Trong quá trình thay chậu cây cảnh, điều quan trọng là phải giữ ẩm cho rễ. Đây là điều rất quan trọng để giảm sốc nhiệt. Bạn có thể làm bằng cách sử dụng bình xịt và thỉnh thoảng phun nước lên chúng khi chuẩn bị thay chậu. Nếu bạn định thay ngoài trời, thì hãy nhớ đặt chúng ở nơi râm mát và tránh gió.
Chọn kích thước chất nền phù hợp
Đối với cây bonsai mini chúng ta sẽ sử dụng kích thước hạt nhỏ. Chúng cho phép những rễ con nhỏ nhất phát triển. Đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Khi cần thông gió và thoát nước, hãy sử dụng cỡ hạt trung bình. Kích thước này sẽ cho phép bạn tạo ra một không gian có thể cung cấp oxy và nước. Giúp rễ phát triển tốt và nhanh chóng.
Chọn loại đất nền phù hợp
Trong hỗn hợp chất nền cây cảnh, luôn có một loại đất “nền”. Đây là loại đất có tỷ lệ cao nhất trong hỗn hợp của bạn. Thí dụ như: Kanuma, Kiryuzuna, Akadama, Sakadama,... Đối với những loài cây khác nhau sẽ có đất nền phù hợp. Cây lá kim nên sử dụng đất Kiryuzuna có hàm lượng sắt cao. Loài ưa axit nên dùng đất Akadama.
Luôn giữ cây cảnh của bạn cố định
Bạn nên buộc bằng dây để cây cố định trong chậu và không bị xê dịch. Bằng cách này, rễ con sẽ không bị gãy khi cây rung hoặc chuyển động.
Bạn nên cắt bớt rễ nào và bao nhiêu?
Nếu có rễ rất to và dài thì chỉ cắt bỏ 1/3 rễ. Ở lần thay chậu tiếp theo, bạn sẽ cắt bỏ một phần ba như thế. Nếu có nhiều rễ con thì hãy cắt bỏ ít hơn một phần ba kích thước của chúng. Trường hợp rễ bị gãy khi bạn chạm vào hoặc trông có màu xám đen và mùi hôi, hãy cắt bỏ hết.
Giúp rễ phục hồi nhanh sau khi thay chậu
Tất cả các cây (trừ cây ưa axit) có thể được thêm một ít than củi vào. Điều này sẽ giúp duy trì độ pH trung tính trong đất và tạo môi trường tốt cho rễ cây. Sử dụng phân bón được thiết kế đặc biệt để trộn với chất nền. Chúng sẽ cung cấp cho rễ những chất dinh dưỡng cần thiết. Sau khi thay chậu, đặt cây ở nơi ấm áp và ánh sáng gián tiếp. Nhiệt độ thích hợp sẽ giúp rễ hoạt động nhanh và phục hồi tốt hơn. Bạn lưu ý hãy tưới nước một cách cẩn thận.
Thay chậu là một kỹ thuật quan trọng vì nó mang tới tác động đáng kể cho cây cảnh. Bạn nên nhớ một số các lời khuyên trên để thực hiện đúng cách và hiệu quả nhất.