16 quy tắc về thân cây và rễ Nebari trong nghệ thuật bonsai

Trước khi tạo nên những tác phẩm bonsai đẹp mắt, bạn cần hiểu rõ một số những quy tắc cơ bản về thân cây và rễ Nebari.

Những quy tắc này đa phần đều bắt nguồn từ nghệ thuật bonsai của Nhật Bản cách đây vài thế kỷ. Chúng phân tích rất kỹ những điều nên làm và không nên làm khi muốn tạo ra một cây bonsai theo ý muốn. Đa số mọi người đều có thể tạo ra cho mình một cách nhìn hoàn mỹ đối với một tác phẩm bonsai thông qua những qui tắc trên. Tuy nhiên, để tạo ra một cây bonsai đẹp vẫn phải phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm, cảm hứng nghệ thuật, và sự tìm tòi khám phá…

  1. Nên để chiều cao thân cây gấp 6 lần đường kính rễ cây.
  2. Thân cây nên để hơi nghiêng về phía trước hướng về bên phải người xem.
  3. Gốc cây nên được tạo dáng xòe ra và để cho nó nhô lên trên nền chậu, như thế trông nó giống như đang bám vào đất để giữ cho cây đứng thẳng.
  4. Rễ cây nên được để nhô lên từ gốc cây xòe trên nền chậu.
  5. Không nên để những nút sần mọc trên rễ cây (vì người xem sẽ để ý nhiều đến nó).
  6. Nên tạo dáng ngọn cây hơi nghiêng về phía trước hướng về phía người xem.
  7. Thân cây nên được giữ thon từ dưới lên trên để trông nó như là đang mọc vươn lên, nhưng không được làm thon ngược lại từ trên xuống.
  8. Những chồi ghép nên được ghép với số lượng vừa phải để tạo được dáng cây hài hòa, hoặc ghép chúng đủ thấp để không nhìn thấy những mối ghép từ nebari.
  9. Uốn thân cây sao cho những điểm uốn trên thân không mang hình “ức bồ câu” (những điểm uốn nên được uốn cong hướng về phía người xem).
  10. Nên tạo dáng ngọn cây theo hướng của gốc cây, độ uốn của cây cần phải được đảm bảo.
  11. Không để cây tự mọc ra phía sau. Đây là một trong những qui tắc của tôi và rất khó giải thích vì sao. Nó liên quan đến độ uốn cong của thân cây. Nếu một thân cây tự mọc ra phía sau thì sẽ tạo ra một điểm uốn hình chữ “C”.
  12. Đối với những thân cây thẳng bình thường và thẳng không bình thường thì ngọn cây nên được giữ sao cho nó mọc cao hơn gốc cây.
  13. Trên những thân cây thẳng bình thường, nếu có quá nhiều điểm uốn hình chữ “S” sẽ làm cho cây trông rất nặng nề mất đi vẻ tự nhiên vốn có của nó.
  14. Với những cái cây mọc nhọn hướng lên cao thì những điểm uốn nên được uốn gần nhau (cần để ý đến vị trí của cành cây).
  15. Một cây chỉ nên mang một ngọn.
  16. Đối với hai thân cây đôi thì nên được tách ra ở chỗ gốc cây, không để cây nào cao vượt lên trên cây nào.

Trên đây là những quy tắc cơ bản được đúc rút khi tạo hình cây bonsai. Nếu yêu thích nghệ thuật cây cảnh, bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản trước khi uốn tạo dáng.

Cùng chuyên mục